Site icon Medplus.vn

Thuốc nhỏ mắt Tobramycin kháng viêm

Tobramycin là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây. 

Thuốc nhỏ mắt Tobramycin kháng viêm

Thông tin về thuốc Tobramycin

Ngày kê khai: 29/06/2020

Số GPLH/ GPNK: VD-32741-19

Đơn vị kê khai: Công ty Cổ phần Dược Medipharco

Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Mỗi 5ml chứa Tobramycin (dưới dạng Tobramycin sulfat) 15mg

Dạng Bào Chế: Dung dịch thuốc nhỏ mắt

Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 5ml

Hạn sử dụng: 24 tháng

Phân loại: KK trong nước

Công ty Sản Xuất: Công ty Cổ phần dược Medipharco

Số 8, Nguyễn Trường Tộ, phường Phước Vĩnh, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Việt Nam

Công dụng – chỉ định

Công dụng

Tobramycin là một kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn. Tobramycin có tác dụng với nhiều vi khuẩn hiếu khí gram âm và gram dương.

Tobramycin không có tác dụng với chlamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí.

Cơ chế tác dụng chính xác chưa được biết đầy đủ nhưng có lẽ thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30s của ribosom.

Chỉ định

Tobramycin được chỉ định đặc biệt trong điều trị các nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hệ tuần hoàn và máu (nhiễm trùng máu), xương, da và các mô mềm, bộ máy tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương (viêm màng não) và đường hô hấp dưới, gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm. Thuốc được chỉ định trong lựa chọn thứ hai điều trị các nhiễm khuẩn do E. coli và staphylococcus.

Dạng thuốc nhỏ mắt (nước hay mỡ tra mắt 0,3%).

Điều trị các bệnh nhiễm trùng mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin gây ra như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ, viêm mí mắt, đau mắt hột, lẹo mắt…

Cách dùng – liều lượng

Cách dùng

Liều lượng

Chống chỉ định

Thuốc Tobramycin chống chỉ định trong các trường hợp sau:

Thận trọng khi sử dụng Tobramycin

Thông báo cho bác sĩ và thận trọng khi dùng thuốc nếu bạn mắc một trong các vấn đề về sức khỏe sau:

Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Thuốc có thể gây tổn thương thính giác cho thai nhi nếu mẹ dùng thuốc trên trong thai kỳ. Do đó, không dùng Tobramycin cho đối tượng phụ nữ đang mang thai.

Thận trọng khi dùng Tobramycin ở đối tượng đang cho con bú bởi thuốc có thể gây phát ban do nấm hoặc đi ngoài ra máu ở trẻ em. Tốt nhất, phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng trừ khi lợi ích lớn hơn yếu tố nguy cơ.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ thường chỉ xảy ra với một tỉ lệ thấp ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường khi không vượt quá liều lượng và thời gian điều trị khuyến cáo.

Tác tác dụng phụ khác:

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc Tobramycin hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, cần cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc theo toa, không kê đơn và các sản phẩm thảo dược bạn sử dụng.

Không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào trong khi đang sử dụng Tobramycin dạng hít, mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc Tobramycin này bao gồm: Botulinum toxin, Neostigmine, Pyridostigmine.

Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến thính giác hoặc gây tổn thương thận có thể làm tăng nguy cơ mất thính giác hoặc các vấn đề về thận nếu dùng chung với Tobramycin. Một số loại thuốc bị ảnh hưởng bao gồm: Amikacin, Gentamicin, Mannitol, Tacrolimus, các hợp chất bạch kim như Carboplatin, Cisplatin và một số loại thuốc khác.

Bảo quản thuốc

Hình ảnh minh họa

Hình ảnh minh họa cho thuốc Tobramycin

Thông tin mua thuốc

Nơi mua thuốc

Thuốc Tobramycin có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn và được cấp phép trên toàn quốc.

Lưu ý: Thuốc Tobramycin là thuốc kê đơn, bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.

Giá thuốc

Thuốc Tobramycin được kê khai với giá niêm yết cho mỗi lọ dung dịch 5ml là 16.000 VND.

Giá thuốc tại mỗi địa điểm và thời điểm mua thuốc khác nhau có thể dao động không thống nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn mua được thuốc Tobramycin với giá rẻ hơn giá đã được niêm yết, vui lòng kiểm tra lại thông tin trên bao bì để tránh mua nhầm thuốc kém chất lượng.

Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế

Exit mobile version