Tophem là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.
Thông tin về thuốc Tophem
Ngày kê khai: 31/10/2019
Số GPLH/ GPNK: VD-32576-19
Đơn vị kê khai: Công ty cổ phần sản xuất – thương mại Dược phẩm Đông Nam
Phân loại: KK trong nước
Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng:
- Sắt fumarat (tương đương 53,25mg sắt) 162mg
- Acid Folic 0,75mg
- Vitamin B12 7,5mcg
Dạng Bào Chế: Viên nang mềm
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ, 6 vỉ, 10 vỉ x 10 viên; Chai 100 viên, 200 viên, 500 viên
Hạn sử dụng: 36 tháng
Công ty Sản Xuất: Công ty cổ phần SX – TM dược phẩm Đông Nam
Lô 2A, Đường 1A, KCN Tân Tạo, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh Việt NamCông dụng – chỉ định
Thuốc Tophem được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:
- Điều trị và dự phòng các loại thiếu máu do thiếu sắt, cần bổ sung sắt.
- Các trường hợp tăng nhu cầu tạo máu: phụ nữ mang thai, cho con bú, thiếu dinh dưỡng, sau khi mổ, giai đoạn hồi phục sau bệnh nặng.
Cách dùng – liều lượng
Cách dùng
Thuốc Tophem được bào chế dưới dạng viên nang mềm, dùng đường uống.
Liều lượng
Dự phòng: 1 viên/ngày.
Chống chỉ định
Thuốc Tophem chống chỉ định dùng cho các trường hợp:
- Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12.
- Cơ thể thừa sắt do bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin, thiếu máu tan huyết.
- Bệnh nhân được truyền máu lặp đi lặp lại.
- Loét dạ dày tiến triển.
- Viêm loét đại tràng.
- Sử dụng đồng thời với chế phẩm khác có chứa sắt.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Tophem
- Thuốc sử dụng thận trọng ở bệnh nhân bệnh erythropoietin protoporphyria.
- Không nên dùng liều điều trị quá 6 tháng nếu không có sự theo dõi của thầy thuốc.
- Không nên dùng thuốc cho những bệnh nhân thường xuyên được truyền máu, vi trong hemoglobin của hồng cầu được truyền có chứa một lượng sắt đáng kể.
- Acid folic nên được dùng thận trọng cho những bệnh nhân bị thiếu máu chưa được chẩn đoán vì có thể làm che lấp triệu chứng thiếu máu ác tính đưa đến tiến triển những biến chứng thần kinh.
- Tránh dùng trà có chứa tanin cùng lúc, ngay trước hoặc sau khi uống thuốc.
- Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folat.
- Dùng chung chế phẩm chứa sắt với thức ăn giúp giảm kích ứng dạ dày nhưng việc hấp thu cũng có thể giảm.
- Sử dụng các chế phẩm sắt làm phân có màu đen, có thể sử dụng các xét nghiệm để phát hiện máu ẩn trong phân.
Tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Tophem có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây:
- Đôi khi có rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng trên, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Phân có thể đen do thuốc.
Tương tác thuốc
Sắt:
- Sắt làm giảm sự hấp thu các thuốc: Fluoroquinolon (ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin), levodopa, carbidopa, entacapone, tetracyclin, penicillamin, hormon tuyến giáp như levothyroxin (ít nhất 2 giờ); mycophenolat, cefdinir và kẽm. Sắt có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc eltrombopag (ít nhất 4 giờ).
- Nên tránh sử dụng đồng thời sắt với dimercaprol vì có thể hình thành phức độc hại.
- Tác dụng hạ huyết áp của methyldopa giảm khi uống cùng với sắt.
- Hấp thu sắt có thể giảm khi uống với calci, kẽm và trientine.
- Sự hấp thu của sắt có thể giảm khi dùng cùng với các thuốc kháng acid (nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd) và các thuốc ức chế bơm proton.
- Hấp thu sắt cũng giảm khi uống cùng lúc với các thực phẩm (như trà, cà phê, ngũ cốc nguyên hạt, trứng và sữa), neomycin, cholestyramin.
- Bicarbonat, carbonat, oxalat hoặc phosphat có thể làm giảm hấp thu sắt do hình thành phức hợp không tan.
- Hấp thu sắt có thể tăng bởi acid ascorbic hoặc acid citric.
- Không nên uống các chế phẩm có chứa sắt cùng lúc hoặc trong vòng 2 giờ sau khi dùng các thuốc trên.
- Giảm tác dụng của sắt khi dùng cùng với cloramphenicol.
Acid folic:
- Với sulfasalazin: Hấp thu acid folic có thể bị giảm.
- Với thuốc tránh thai đường uống: Các thuốc này làm giảm chuyển hóa của folat, gây giảm folat và vitamin B12 mức độ nhất định.
- Với các thuốc chống co giật: Nếu dùng acid folic để nhằm bổ sung thiếu folat có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
- Nồng độ của các thuốc chống co giật có thể bị giảm khi đồng bổ sung folat, ví dụ acid folic có thể làm giảm nồng độ trong huyết tương của phenobarbital, phenytoin, primidon.
- Với cotrimoxazol: Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.
- Sử dụng đồng thời chloramphenicol và acid folic cho những bệnh nhân thiếu hụt folat có thể gây đối kháng với đáp ứng tạo huyết khối của acid folic.
- Không nên sử dụng đồng thời acid folic với raltitrexed.
Vitamin B12:
- Sự hấp thu vitamin B12 có thể giảm khi dùng đồng thời với colchicin, cholestramin, neomycin, kali clorua, methyldopa và cimetidin.
- Nồng độ của thuốc cũng có thể giảm khi dùng cùng với thuốc tránh thai. Omeprazol làm giảm acid dịch vị nên làm giảm hấp thu vitamin B12.
- Cloramphenicol dùng ngoài đường tiêu hóa có thể làm giảm tác dụng của vitamin B12 trong bệnh thiếu máu.
Bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc Tophem trong bao bì của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
- Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
- Thuốc hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không được bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước. Trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Thuốc Tophem có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn được cấp phép trên toàn quốc.
Giá thuốc
Thuốc Tophem được kê khai với giá niêm yết cho mỗi viên là 1.500 VND.
Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời điểm mà bạn mua. Tuy nhiên, nếu bạn mua được thuốc Tophem với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế