Site icon Medplus.vn

Thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu: 3 nhóm thuốc phổ biến

Trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ dàng mắc phải viêm nhiễm phụ khoa, gây ra tình trạng ngứa vùng kín. Tuy nhiên, giai đoạn này thường sẽ tránh giảm thiểu các trường hợp sử dụng thuốc xuống mức tối thiểu để không ảnh hưởng đến em bé. 

Vì vậy, bài viết sau đây Medplus sẽ giúp bạn tìm hiểu một số thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu an toàn mà bạn có thể tham khảo để sử dụng sau khi đã được sự đồng ý của bác sĩ.

3 nhóm thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu

1. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín trong thai kỳ

1.1. Viêm âm đạo

Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, phần lớn các mẹ bầu sẽ bị nhiễm nấm âm đạo với triệu chứng điển hình chính là ngứa vùng kín.

1.2. Thay đổi nội tiết tố

Khi trong thai kỳ cơ thể bà bầu sẽ có những biến đổi lớn về nội tiết tố, lúc này hormone estrogen sẽ tiết ra mạnh hơn, glycogen hình thành nhiều hơn khiến cho vùng kín trở nên ẩm ướt hơn. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển, gây viêm nhiễm và cảm giác khó chịu, ngứa ngáy vùng kín cho bà bầu.

1.3. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Ngứa vùng kín trong khi mang thai cũng rất có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và tình trạng này thường xảy ra khá phổ biến ở các mẹ bầu. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là vi khuẩn E.coli khiến bà bầu có cảm giác ngứa và rát khi đi tiểu tiện.

1.4. Độ pH trong thai kỳ có sự thay đổi

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngứa vùng kín ở bà bầu. Theo các chuyên gia, khi mang thai, tính kiềm tạo vùng âm hộ, âm đạo sẽ tăng lên rất nhiều so với bình thường, do vậy dễ gây ra viêm nhiễm và ngứa vùng kín.

1.5. Thói quen sinh hoạt hằng ngày

Thói quen sử dụng một số sản phẩm hàng ngày có thể làm khó chịu vùng âm đạo khi đang mang thai. Đó có thể là nước hoa, xà phòng, nước xả vải, chất giặt tẩy, thuốc nhuộm…. đều có thể gây cảm giác không thoải mái cho vùng kín bởi lúc này các mô da của mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết.

2. Ngứa vùng kín trong giai đoạn thai kỳ có nguy hiểm không?

Giai đoạn mang thai là một trong những khoảng thời gian nhạy cảm dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Điều này xảy ra do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể.

Sự tăng cao các hormone Estrogen và Progesterone ở thai phụ sẽ dẫn đến sự bất thường về nồng độ pH ở vùng kín. Bên cạnh đó, Progesterone còn làm ức chế bạch cầu trung tính chống lại nấm Candida. Không những vậy, Estrogen cũng góp phần phá vỡ cấu trúc các tế bào biểu mô âm đạo, từ đó làm giảm globulin miễn dịch có trong dịch âm đạo.

Tất cả những yếu tố trên sẽ tạo ra môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn và các loại nấm ký sinh phát triển, dẫn đến các bệnh phụ khoa ở thai phụ, đặc biệt là viêm âm đạo. Dấu hiệu rõ ràng nhất khi thai phụ đang bị viêm nhiễm:

Ở tình trạng nặng hơn, vi khuẩn có thể tấn công sâu và gây viêm màng ối, dẫn đến tăng nguy cơ sinh non, lây nấm và tác nhân gây bệnh cho thai nhi.

3. Nên lựa chọn thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu như thế nào?

Mục đích điều trị bệnh viêm phụ khoa khi mang thai hiện nay là giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Một số nhóm thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu sau sẽ hỗ trợ tốt cho tình trạng bệnh viêm nhiễm phụ khoa, giảm triệu chứng ngứa vùng kín khi mang thai như:

3.1 . Nhóm thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu Imidazol

Nhóm thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu Imidazol

Đây là nhóm thuốc có tác dụng cục bộ (tác dụng tại chỗ) được khuyến nghị hàng đầu. Các thuốc thuộc nhóm Imidazol thường ở dạng bào chế, có độ an toàn cao. Mỗi đợt điều trị với nhóm thuốc này thường kéo dài từ 7 – 14 ngày. Nhóm thuốc này bao gồm:

Miconazol được xếp vào loại C trong bảng xếp loại nguy cơ trong thai kỳ được công bố bởi Cục Quản lý dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ, rất ít hấp thụ và ảnh hưởng đến toàn thân. Theo đó, thuốc đã trải qua các thử nghiệm lâm sàng ở thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ và không gây tác dụng có hại nào cho mẹ lẫn thai nhi.

Miconazol ở dạng viên đặt âm đạo 100mg hoặc kem thoa vùng kín 2%, thường được lựa chọn trong đợt điều trị 7 ngày.

Clotrimazol được xếp vào loại B trong bảng xếp loại nguy cơ trong thai kỳ. Theo đó, Clotrimazol không gây hại cho mẹ và thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng hiện nay, Clotrimazol chưa đủ dữ liệu để phân loại nguy cơ trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Clotrimazol có ở dạng kem 2% và được dùng trong vòng 7 ngày chỉ định. Trong trường hợp các viêm nhiễm tái phát sẽ được chỉ định thêm, kéo dài đến 14 ngày.

3.2 . Nhóm thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu Fluconazol

Nhóm thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu Fluconazol

Nhóm Fluconazol được sử dụng theo đường uống nên khá tiện dụng và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, loại thuốc này thường được sử dụng để khắc phục bệnh viêm phụ khoa do nấm ở phụ nữ không mang thai. Theo nhiều dữ liệu trên động vật, Fluconazol ở liều cao có khả năng gây ra dị tật xương sọ – mặt.

Tuy nhiên, theo một phân tích ở 1079 phụ nữ phía Bắc Đan Mạch bị thai lưu hoặc đang mang thai trong 20 tuần cho thấy, nhóm thuốc này khi sử dụng ngắn hạn trong 3 tháng đầu thai kỳ không có liên quan đến dị tật bẩm sinh. Mặt khác, ở nghiên cứu đoàn hệ lớn của đất nước này, bệnh nhân sử dụng Fluconazol có nguy cơ sảy thai tự phát cao hơn đến 48%.

Hiện nay, FDA đã ra cảnh báo liên quan đến độ an toàn đối với thai phụ – thai nhi khi kê đơn Fluconazol đường uống để điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai.

3.3. Nhóm thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu Vageston

Vageston có thành phần chính là hormone progesterone tự nhiên, thường được dùng để dự phòng cho cơn gò chuyển dạ. Vì vậy, đây là loại thuốc đặt viêm phụ khoa rất an toàn trong thai kỳ.

Nhìn chung, mỗi nhóm thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu sẽ có các đặc tính và thành phần khác nhau. Tùy theo tình trạng của bạn, các bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng biệt. Vì lý do an toàn, bạn nên thận trọng, tránh tự ý mua thuốc trị bên ngoài.

Ngoài những loại thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu kể trên, bạn có thể sử dụng một số loại dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp với phụ nữ mang thai để giúp vệ sinh vùng kín được sạch hơn, từ đó có thể giúp tình trạng ngứa ngáy giảm bớt. Một số loại nước rửa vệ sinh mà bà bầu có thể tham khảo như:

Bài viết trên là tổng hợp một số loại thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu có thể sử dụng được. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị ngứa vùng kín nào cho bà bầu cũng cần có sự đồng ý của bác sĩ.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp Vinmec

Exit mobile version