Site icon Medplus.vn

Thuốc Trizidim 1g: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Trizidim 1g là gì?

Thuốc Trizidim 1g là thuốc ETC  dùng trong điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm.

Tên biệt dược

Trizidim 1g.

Dạng trình bày

Thuốc bột pha tiêm.

Quy cách đóng gói

Hộp 1 lọ.

Phân loại

Thuốc Trizidim 1g thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.

Số đăng kí

VD-17426-12

Thời hạn sử dụng

36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Công ty cổ phần Dược phẩm Euvipharm ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hoà hạ, Đức Hoà, Long An Việt Nam.

Thành phần của thuốc Trizidim 1g

Thành phần chính: Ceftazidim (Dưới dạng Ceftazidim pentahydrat 1g)

Tá dược: Natri carbonat

Công dụng của thuốc Trizidim 1g trong việc điều trị bệnh

– Chỉ dùng ceftazidim trong những nhiễm khuẩn rất nặng, đã điều trị bằng kháng sinh thông thường nhưng không cải thiện.

– Những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram âm như:

+ Nhiễm khuẩn huyết.

+ Viêm màng não.

+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng.

+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn trong bệnh nhày nhớt.

+ Nhiễm khuẩn xương và khớp.

+ Nhiễm khuẩn phụ khoa.

+Nhiễm khuẩn trong ổ bụng.

+ Nhiễm khuẩn da và mô mềm bao gồm nhiễm khuẩn bỏng và vết thương.

+ Những trường hợp nhiễm khuẩn kể trên đã xác định hoặc nghi ngờ do Pseudomonas hoặc Staphylococcus như viêm màng não do Pseudomonas, nhiễm khuẩn ở người bị giảm bạch cầu trung tính, cần phải phối hợp ceftazidim với kháng sinh khác.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Trizidim 1g

Cách sử dụng

Ceftazidim được dùng tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 – 5 phút, hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

Chú ý:

Đối tượng sử dụng

Thuốc Trizidim 1g dùng cho mọi lứa tuổi.

Liều dùng thuốc Trizidim 1g

Người lớn:

Người cao tuổi trên 70 tuổi: Liều 24 giờ cần giảm xuống còn 1/2 liều của người bình thường, tối đa 3 g/ngày.

Trẻ em và trẻ nhỏ:

Lưu ý đối với người dùng thuốc Trizidim 1g

Chống chỉ định

Mẫn cảm với các kháng sinh cephalosporin hoặc penicilin.

Tác dụng phụ của thuốc

– Thường gặp nhất là phản ứng tại chỗ sau khi tiêm tĩnh mạch dị ứng và phản ứng đường tiêu hóa.

+ Tại chỗ: kích ứng tại chỗ, viêm tắc tĩnh mach.

+ Da: ngứa, ban dát sần, ngoại ban.

– Ít gặp:

+ Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, sốt, phù Quincke, phản ứng phản vệ.

+Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng lympho bào, phản ứng Coombs dương tính.

+ Thần kinh: Loạn cảm, loạn vị giác. Ở người bệnh suy thận điều trị không đúng liều có thể co giật, bệnh não, run, kích thích thần kinh-cơ.

+ Tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

– Hiếm gặp:

+ Máu: mắt bạch cầu hạt, thiếu máu huyết tán.

+ Tiêu hóa: viêm đại tràng màng giả.

+ Da: Ban đỏ đa dạng, hội chứng Steven-Johnson, hoại tử da nhiễm độc.

+ Gan: Tăng transaminase, tăng phosphatase kiềm.

+ Tiết niệu sinh dục: giảm tốc độ lọc tiểu cầu thận, tăng urê và creatinin huyết tương.

+ Có nguy cơ bội nhiễm với Enterococci và Candida.

*Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.

Xử lí khi quá liều

Cẩn phải theo dõi cẩn thận trường hợp người bệnh bị quá liều cấp và có điều trị hỗ trợ. Khi suy thận, có thể cho thẩm tách máu hoặc màng bụng để loại trừ thuốc nhanh.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Trizidim 1g

– Trước khi bắt đầu điều trị bằng ceftazidim, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.

– Có phản ứng chéo giữa penicilin với cephalosporin.

– Tuy thuốc Trizidim 1g không độc với thận nhưng phải thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc độc với thận.

– Một số chủng Enterobacter lúc đầu nhạy cảm với ceftazidim có thể kháng thuốc dần trong quá trình điều trị với ceftazidim và các cephalosporin khác.

– Ceflazidim có thể làm giảm thời gian prothrombin. Cần theo dõi thời gian prothrombin ở người suy thận, gan, suy dinh dưỡng và nếu cần phải cho vitamin K.

– Nên giảm liều hàng ngày khi dùng cho người bệnh suy thận.

– Thận trọng khi kê đơn ceftazidim cho những người có tiền sử bệnh đường tiêu hoá, đặc biệt bệnh lỵ.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Trizidim 1g

Điều kiện bảo quản

-Bảo quản ở nhiệt độ không quá 25°C, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thông tin về thời gian bảo quản đang được cập nhật.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Trizidim 1g

Có thể tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Trizidim 1g vào thời điểm này.

Hình ảnh tham khảo

Thuốc Trizidim 1g

Tham khảo thêm thông tin về thuốc

Dược lực học

– Ceftazidim là kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3, có tác dụng diệt khuẩn do ức chế các enzym tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Thuốc bền vững với hầu hết các beta – lactamase của vi khuẩn trừ enzym cla Bacteroides. Thuốc nhạy cảm với nhiều vi khuẩn Gram âm đã kháng aminoglycosid và các vi khuẩn Gram dương đã kháng ampicilin và các cephalosporin khác.

– Phổ kháng khuẩn:

+ Tác dụng tốt: Vi khuẩn Gram âm ưa khí bao gồm Pseudomonas aeruginosa, E. coli, Proteus (cả dòng indol dương tính và âm tính), Klebsiella, Enterobacter, Acinetobacter, Citrobacter, Serratia, Salmonella, Shigella, Haemophilus influenzae, Neisseria gonorrhoea va Neisseria meningitidis. Một số chủng Pneumococcus, Moraxella catarrhalis, va Streptococcus tan máu beta, (nhóm A, B, C vaG lancefield) va Streptococcus viridans. Nhiều chủng Gram dương ky khí cũng nhạy cảm, Staphylococcusauzeus nhạy cảm vừa phải với ceftazidime.

– Ceftazidim không có tác dung với Staphylococcus aureus kháng methicilin, Enterococcus, Listeria monocytogenes, Bacteriodes Campylobacter spp., Clostridium difficile.

Dược động học

– Ceftazidim không hấp thụ qua đường tiêu hóa, do vậy thường dùng dang tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

– Nửa đời của ceftazidim trong huyết tương ở người bệnh có chức năng thận bình thường xấp xi 2,2 giờ, nhưng kéo dài hơn ở người bệnh suy thận hoặc trẻ sơ sinh. Ceftazidim không chuyển hóa, bài tiết qua lọc cầu thận. Khoảng 80 – 90% liều dùng bài tiết qua nước tiểu sau 24 giờ. Chỉ khoảng 10% thuốc gắn với protein huyết tương.

– Ceftazidim thấm vào các mô ở sâu và cả dịch màng bụng. Thuốc đạt nồng độ điều trị trong dịch não tủy khi màng não bị viêm. Ceftazidim đi qua nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ.

– Ceftazidim hấp thu sau liều tiêm qua màng bụng cho người bệnh điều trị bằng thâm tách màng bụng.

Tương tác thuốc

– Cloramphenicol đối kháng in vitro với ceftazidimi, nên tránh phối hợp khi cần tác dụng diệt khuẩn.
– Với aminoglyeosid hoặc thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid, ceftazidim gây độc cho thận, nên cần giám sát chức năng thận khi điều trị liều cao kéo dải.

Tác dụng đối với khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không gây buồn ngủ nên không có lời khuyên cho những người lái xe và vận hành máy móc.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

– Cephalosporin được coi là an toàn trong thai kỳ. (Tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ trên người mang thai, nên chỉ dùng thuốc cho người mang thai khi thật cần thiết).

– Thuốc bài tiết qua sữa, ảnh hưởng cho trẻ còn bú nên phải cân nhắc khi dùng thuốc cho người đang cho con bú.

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version