Thuốc Vancomycin 500 A.T là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu các thông tin về thuốc, cách sử dụng và liều dùng, chỉ định và chống chỉ định, một số tác dụng phụ cũng như nơi và giá bán của loại thuốc Vancomycin 500 A.T này nhé!
1. Thông tin về thuốc Vancomycin 500 A.T
– Số đăng ký: VD-25664-16
– Ngày kê khai: 16/11/2016
– Đơn vị kê khai: Cty CP DP An Thiên
– Đơn vị tính: Lọ
– Dạng bào chế: Bột đông khô pha tiêm
– Hoạt chất – Nồng độ/ hàm lượng: Vancomycin (dưới dạng Vancomycin hydroclorid) 500mg
– Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ thuốc + 1 ống dung môi, hộp 3 lọ thuốc + 3 ống dung môi, hộp 5 lọ thuốc + 5 ống dung môi. Ống dung môi 10ml: Nước cất pha tiêm
– Hạn sử dụng: 24 tháng
2. Công dụng – Chỉ định
Công dụng
Thuốc Vancomycin 500 A.T có thành phần chính Vancomycin có tác động ức chế một trong những giai đoạn cuối của tổng hợp vách vi khuẩn. Vancomycin có tác dụng trên hầu hết các chủng vi khuẩn gram dương như tụ cầu vàng. Các chủng vi khuẩn gram âm, mycobacteria và nấm đề kháng cao với thuốc.
Vancomycin cũng được chỉ định điều trị viêm ruột kết do tụ cầu, viêm đại tràng do kháng sinh, viêm đại tràng màng giả có liên quan đến sự phát triển quá mức của chủng vi khuẩn Clostridium difficile.
Không có sự đề kháng chéo giữa vancomycin và các kháng sinh khác.
Chỉ định
Thuốc Vancomycin 500 A.T chỉ định để điều trị các trường hợp điều trị các trường hợp nhiễm trùng nặng không đáp ứng với penicillin, Cephalosporin và các kháng sinh khác:
- Điều trị các nhiễm trùng nguy hiểm và nặng gây bởi các chủng tụ cầu khuẩn kháng Methicillin: Viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhiễm trùng da và cấu trúc da, nhiễm trùng bệnh viện.
- Dùng đơn độc hay phối hợp với Aminoglycosid trong điều trị viêm nội tâm mạc do Streptococcus viridans hay S. Bovis.
- Dự phòng viêm nội tâm mạc trước phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật phụ khoa và đường ruột cho những bệnh nhân dị ứng với Penicillin.
- Nhiễm trùng hệ thần kinh: viêm màng não áp xe, nhiễm trùng Shunt.
- Biến chứng nhiễm khuẩn Gram dương (chủ yếu là S. epidermidis) trong điều trị thẩm tách màng bụng lưu động liên tục.
3. Cách dùng – Liều Lượng
Cách sử dụng
Thuốc Vancomycin 500 A.T được dùng bằng đường tiêm, truyền.
Liều dùng
Theo chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo liều dùng thuốc Vancomycin 500 A.T như sau:
- Người lớn:
- Liều bình thường là 500mg/6 giờ hoặc 1g/12 giờ.
- Viêm nội tâm mạc do tụ cầu: 500mg/6 giờ hoặc 1 g/12 giờ và phải điều trị ít nhất 3 tuần.
- Phòng viêm nội tâm mạc ở người bệnh dị ứng Penicillin: 1 liều duy nhất 1g truyền tĩnh mạch cùng với Gentamicin truyền tĩnh mạch.
- Nếu người bệnh phải phẫu thuật đường tiêu hóa hoặc tiết niệu – sinh dục, cho thêm 1 liều các thuốc đó sau 8 giờ.
- Trẻ em: 10 mg/kg/ 6 giờ.
- Trẻ sơ sinh: liều đầu:15 mg/kg, các liều sau đó là 10 mg/kg/12 giờ trong tuần đầu tuổi và 10 mg/kg/8 giờ trong các tuần sau cho tới 1 tháng tuổi.
- Với người có chức năng thận suy giảm và người cao tuổi: Định kỳ theo dõi nồng độ thuốc trong máu để có thể điều chỉnh thay đổi liều lượng cho phù hợp.
- Với các trường hợp không thể truyền tĩnh mạch gián đoạn có thể tiến hành truyền tĩnh mạch liên tục cho bệnh nhân với liều 1-2g pha loãng và truyền nhỏ giọt trong 24 giờ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Cách xử lý khi dùng quá liều
Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Vancomycin 500 A.T có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị
Làm gì khi quên 1 liều ?
- Khi bạn một lần quên không dùng thuốc Vancomycin 500 A.T, chỉ cần uống liều tiếp theo và tiếp tục dùng thuốc theo liệu pháp đã được khuyến cáo.
- Không được gấp đôi liều thuốc Vancomycin 500 A.T để bù vào liều đã quên.
4. Chống chỉ định
Các chuyên gia chống chỉ định thuốc Vancomycin 500 A.T với các trường hợp: Mẫn cảm với vancomycin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
5. Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn sau đây đã được báo cáo ở bệnh nhân sử dụng thuốc Vancomycin 500 A.T:
- Tác dụng phụ có thể gặp liên quan đến truyền dịch: Phản ứng phản vệ, hạ áp, khó thở, mề đay, mẩn ngứa, co thắt, đau lưng,… Các phản ứng này thường hết sau khoảng 20 phút và hay gặp khi truyền tĩnh mạch nhanh.
- Tác dụng phụ liên quan đến bột đông khô Vancomycin 500 A.T: Hiếm khi xuất hiện các phản ứng như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, giảm tiểu cầu, bạch cầu, suy thận, viêm thận kẽ, giảm thính lực, viêm tróc da, hội chứng Stevens- Johnson và viêm mạch, hạ áp.
6. Tương tác thuốc
Một số thuốc khi dùng chung với thuốc Vancomycin 500 A.T có khả năng xảy ra tương tác gây bất lợi là:
- Có thể xuất hiện ban đỏ, phản ứng phản vệ khi Vancomycin 500 A.T được dùng cùng các thuốc gây mê.
- Phải theo dõi bệnh nhân cẩn thận khi phối hợp thuốc với các thuốc gây độc trên thận và thính giác như Mmphotericin B, Aminoglycoside, Bacitracin, Polymyxin B.
- Dùng đồng thời với Dexamethasone làm giảm hiệu quả điều trị viêm màng não của Vancomycin 500 A.T.
7. Lưu ý khi sử dụng – Bảo quản thuốc
Lưu ý
Thận trọng khi sử dụng thuốc Vancomycin 500 A.T :
- Dùng Vancomycin kéo dài có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm, vì vậy cần phải theo dõi cẩn thận.
- Với các người bệnh suy giảm chức năng thận, cần phải điều chỉnh liều và theo dõi chức năng thận chặt chẽ.
- Cần tránh dùng đồng thời với các thuốc có độc tính cao trên thận và thính giác. Dùng đồng thời với aminoglycosid gây nguy cơ độc cao với thận, tuy nhiên vẫn cần phối hợp thuốc trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng.
- Cần đo chức năng thính giác nhiều lần phòng nguy cơ độc đối với thính giác khi dùng vancomycin.
- Theo dõi số lượng bạch cầu ở người bệnh dùng thuốc kéo dài hoặc dùng phối hợp thuốc vì vancomycin có thể gây giảm bạch cầu trung tính có hồi phục.
- Vancomycin gây kích ứng mô, nên bắt buộc phải tiêm tĩnh mạch. Ðau, ấn đau và hoại tử xảy ra nếu tiêm bắp hoặc tiêm ra ngoài mạch.
- Viêm tắc tĩnh mạch có thể xảy ra. Truyền tốc độ chậm dung dịch thuốc pha loãng (2,5 đến 5g/ml) và thay đổi vị trí tiêm giúp hạn chế tần suất và mức độ nặng của tác dụng phụ này.
Cách bảo quản
Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Vancomycin 500 A.T. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, dưới 30 độ C, nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc. Để xa tầm tay trẻ em.
8. Hình ảnh minh họa
9. Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Hiện nay, thuốc Vancomycin 500 A.T đang được bán tại một số cơ sở y tế được cấp phép trên toàn quốc.
- Lưu ý: Thuốc Vancomycin 500 A.T là thuốc kê đơn, bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.
Giá thuốc
Thuốc Vancomycin 500 A.T hiện nay có giá được niêm yết là 52.000đ/lọ.
Giá thuốc Vancomycin 500 A.T có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời gian bạn mua. Tuy nhiên khi mua thuốc Vancomycin 500 A.T với giá rẻ hơn so với giá được niêm yết, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Drugbank
Xem thêm: