Site icon Medplus.vn

Thương truật và TOP 6+ những bài thuốc hiệu nghiệm nhất 2020

thuongtruat - Medplus

Thương truật là vị thuốc Đông y thường dùng chủ trị các chứng đầy bụng, thủy thũng, hạ huyết áp và là thành phần chính trong một số bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng trong y học. Hãy cùng Medplus tìm hiểu thêm về các tác dụng cũng như bài thuốc của loại dược liệu này nhé

Thông tin về Dược Liệu Thương Truật

Tên tiếng Việt: Thương truật

Tên khoa học: Atractylodes lancea (Thunb.) DC. (Atractylis lancea Thunb.)

Họ: Asteraceae

Đặc điểm của cây

Đặc điểm cây Thương Truật

Phân bố

Thương truật từ trước đến nay ta vẫn phải nhập của Trung Quốc gần đây mới trồng được ở Việt Nam, nhưng chưa phát triển đủ để tự túc được. Tại Trung Quốc, thương truật mọc ở Giang Tô, Hồ Bắc, Hà Nam, loại của Giang Tô được coi là tốt nhất, Hồ Bắc sản xuất nhiều, tiêu thụ ở Hoa Bắc, Đông Bắc và xuất khẩu.

 Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Công Dụng và Cách dùng Thương Truật

Thành phần hóa học

Củ thương truật chứa nhiều tinh dầu, trong đó có các thành phần chính như b-eudesmol, hydroxy atractylon, atractylodin và hinesol.

Tính vị

Tính ấm, vị cay và đắng

Những công dụng của thương truật

Thương truật có vị đắng the, tính ấm và có hương thơm. So với các vị thuốc khác, thương truật đa dạng hơn về cách dùng (có thể sắc lấy nước uống hoặc dùng dưới dạng tán bột từ 5 – 10 g). Bên cạnh đó, cũng có thể lấy thương truật xông khói, hun lên để làm sạch không khí, tiêu trừ khí độc và xua đuổi sâu bọ trong khu vực nhà ở, văn phòng

Trong y học cổ truyền, thương truật được biết đến với các công dụng chủ đạo như:

Các bài thuốc Đông Y từ Dược Liệu Thương Truật

1. Chữa trị chân yếu, lưng đau do thấp khí làm tay chân tê mỏi

Dùng 1kg thương truật đem thái ra và trộn đều rồi chia làm 4 phần bằng nhau. Mỗi phần đều đem ngâm với nước gạo, nước muối, giấm và rượu. Thời gian ngâm là 3 ngày, mỗi ngày đều phải thay nước mới. Sau đó, vớt để ráo và phơi khô rồi trộn đều. Tiếp theo, chia làm 4 phần và mỗi phần sao chung với xuyên tiêu, bổ cốt chỉ, hồi hương và hắc khiên ngưu, mỗi vị 40g.

Sau khi sao thuốc có vị thơm, chỉ lấy thương truật đem tán bột mịn còn các vị thuốc kia đều bỏ. Sử dụng giấm nấu làm hồ và trộn đều với bột thuốc rồi vo thành viên. Mỗi ngày uống khoảng 30 viên. Nên uống chung với rượu hoặc nước muối vào lúc đói.

2. Chữa mắt có màng mộng, giữ vững hạ tiêu và làm thanh vùng đầu

Sử dụng 1kg thương truật đem rửa sạch và chia làm 4 phần. Sau đó, dùng từng phần tẩm với rượu, giấm, nước gạo nếp và đồng tiện. Sau khoảng 3 ngày ngâm, vớt để ráo, thái mỏng và bồi khô. Tiếp đó, thêm hắc chi ma vào sao thơm và tán thành bột. Dùng rượu nấu với miếng làm hồ rồi trộn với thuốc bột làm viên to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên.

⇒ Lưu ý: Nước ngâm thuốc trong 3 ngày, mỗi ngày nên thay bằng nước mới.

 3. Điều trị quáng gà

Sử dụng 60g thương truật tẩm với nước vo gạo. Sau 1 đêm đem phơi khô và tán bột. Tiếp đó, dùng dao tre mổ 1kg gan dê ra và rắc thuốc bột vào rồi dùng dây gai buộc chặt. Sau đó, lấy nước vo gạo và 1 ít gạo nấu chín nhừ, chờ nguội và ăn. Ăn liên tục cho đến khi bệnh khỏi thì thôi.

4. Chữa viêm khớp đau do thấp nhiệt hoặc phong hàn thấp

Dùng thương truật, mộc qua, tang ký sinh, hoàng kỳ, thạch xương bồ, ý dĩ nhân, tần giao, thạch hộc, tỳ giải, thục địa, mỗi vị 10g sắc chung với cam thảo 3g, tàm sa 10g và quế chi 6g. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngưng.

5. Điều trị Viêm dạ dày, viêm ruột (cấp và mãn tính)

Thương truật (160 g), cam thảo (40 g), vỏ quýt (80 g) và hậu phác (120 g). Đem các vị trên tán thành bột, trộn đều rồi dùng mỗi lần 9 g bột, ngày dùng 3 lần (lưu ý nên chiêu thuốc bằng nước gừng hay nước nóng)

6. Điều trị tiểu đường

Rễ khô thương truật 10g, sắc nước uống hàng ngày

Lưu ý khi sử dụng Dược Liệu

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Cây Thương Truật cũng như một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version