Site icon Medplus.vn

Thường xuyên đau đầu có thể bị mắc bệnh gì?

Đau đầu là tình trạng rất phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi, chủng tộc và giới tính nào. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bị đau đầu có nguy hiểm không? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Một số cơn đau do bệnh lý hoặc tai nạn có mức độ nguy hiểm rất cao.

1. Đau đầu là gì?

Đau đầu là biểu hiện xảy ra khi các thụ thể cảm giác trên hệ thần kinh trung ương bị kích thích. Các kích thích bao gồm kích thích cơ học (thiếu máu, phù nề, viêm nhiễm, chèn ép bởi khối u hoặc giãn mạch máu) hoặc kích thích hóa học (do tổn thương hoặc các chất trung gian hóa học của triệu chứng viêm).

Đau đầu có thể tự khỏi nếu như người bệnh chú ý nghỉ ngơi điều độ và sử dụng thuốc giảm đau. Mặc dù vậy, trong trường hợp tình trạng này thường xuyên, bạn không nên chủ quan bởi đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề nguy hiểm. Do đó, bạn cần quan tâm đến sức khỏe và thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

2. Nguyên nhân gây ra đau đầu

Một vài nguyên nhân gây đau đầu liên tục và thường xuyên ngoài bệnh lý mọi người cần chú ý hạn chế bao gồm:

  • Thường xuyên lo âu trong cuộc sống khiến bản thân không thể ngừng suy nghĩ;
  • Tình trạng stress, căng thẳng kéo dài (thường gặp và đang có xu hướng ngày càng tăng);
  • Cơ thể mất nước gây thiếu máu và oxy lên não;
  • Hormone thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ tiền mãn kinh hoặc phụ nữ sau sinh;
  • Rối loạn giờ giấc và thói quen sinh hoạt của những người hay thức khuya làm việc hoặc di chuyển giữa các múi giờ khác nhau;
  • Uống cà phê quá nhiều và liên tục.

Dạng đau đầu thường xuyên này xuất phát từ môi trường sinh hoạt và lặp đi lặp lại trong những điều kiện nhất định, tính chất không quá nghiêm trọng. Người bệnh chỉ cần chú ý những thay đổi trong cơ thể cũng như trong cuộc sống có nghi ngờ liên quan đến cơn đau đầu dai dẳng, từ đó chủ động phòng tránh thích hợp và hiệu quả.

3. Những cơn đau đầu nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra đau đầu

– Do tăng huyết áp

Thường những người trên 50 tuổi có tiền sử cao huyết áp đi kèm thường bị nhức đầu kéo dài và đột ngột. Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí khu trú và vùng trán. Người bệnh bị căng cứng các cơ gáy, cơn đau lên đỉnh đầu và lan tới vùng trán, thường xuất hiện nhiều vào ban đêm.

– Do chấn thương sọ não

Xảy ra sau khi bị chấn thương vùng não gây bất tỉnh, sau đó xuất hiện buồn nôn, nhức đầu, yếu nửa người, rối loạn đi ý thức. Ngay cả với người già, đôi khi va chạm nhẹ không gây chấn thương hộp sọ hoặc mất đi ý thức nhưng chúng vẫn gây máu tụ dưới màng cứng mạn tính.

– Do dị dạng mạch máu não

Diễn ra âm ỉ, dai dẳng, bùng phát các cơn đau lớn hay thậm chí kèm theo run, liệt. Cùng với đó có thể xảy ra tình trạng xuất huyết não, động kinh, nặng hơn là hôn mê và tử vong. Dị dạng mạch máu não là hiện tượng xuất hiện các mạch máu bất thường, rối loạn trong não, khi vỡ ra gây chảy máu não. Đây là một căn bệnh bẩm sinh và hết sức nguy hiểm.

– Do u não

Áp lực lên nội sọ ở giai đoạn đầu thường âm ỉ và kéo dài. Ở giai đoạn sau, người bệnh có thể bị buồn nôn, giảm thị lực hoặc mắc các dấu hiệu của thần kinh khu trú như: liệt chi thể, liệt dây thần kinh sọ, mắt mờ.

– Do xuất huyết não (đột quỵ)

Bệnh khởi phát đột ngột và dữ dội, dễ gây liệt nửa người và hôn mê nhanh. Bệnh nhân có thể đột quỵ sau khi gắng sức về tâm lý và thể lực hoặc trong lúc làm việc hay trong sinh hoạt bình thường, thậm chí ở cả lúc ngủ, bệnh nhân cũng có thể mắc phải cơn xuất huyết não.

4. Khi nào cần đến gặ bác sĩ ?

Để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc, người bệnh cần phải đi khám ngay khi có biểu hiện đau đầu đột ngột, dữ dội hoặc đau đầu có kèm theo những triệu chứng sau:

– Lú lẫn hoặc không hiểu lời nói

– Sốt cao, mệt mỏi

– Cổ cứng

– Tê bì, yếu nửa người

– Nói khó

– Nhìn mờ

– Buồn nôn hoặc nôn

– Đi không vững

5. Làm gì khi bị đau đầu?

Đối với các trường hợp đau đầu nhẹ và không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, bệnh nhân có thể tham khảo những cách giúp hỗ trợ giảm đau như sau:

  • Kiểm soát căng thẳng, thư giãn tinh thần;
  • Uống nhiều nước mỗi ngày;
  • Luyện tập thể dục đều đặn;
  • Ăn nhiều rau xanh;
  • Giảm rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích;
  • Bổ sung các vitamin cần thiết mà cơ thể đang thiếu hụt;
  • Với 92% thành phần là nước, ăn dưa hấu được xem như liều thuốc giảm đau ngọt ngào và hữu dụng;
  • Chườm đá ở thái dương để giảm sưng tấy cho màng não, hạn chế cảm giác nhói đau.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version