Site icon Medplus.vn

Thủy Điệt | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Theo thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch hội Đông y Việt Nam, đỉa khô còn gọi là “thủy điệt” hay “mã hoàng”, có vị mặn, đắng, tính hàn, có độc. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu thủy điệt hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Thủy Điệt | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Thủyđiệt; Đỉa

Tên khoa học: Hirudo medicinalis L

Họ: Annelida (Giun đất)

Đặc điểm dược liệu

Đỉa thuộc nhiều loài đều dùng làm thuốc được. Phổ biến có mấy loài sau đây:

Bộ phận dùng

Toàn bộ thủy điệt được sử dụng làm thuốc.

Thu bắt và chế biến

Thu bắt: Quanh năm.

Chế biến: bắt các con đỉa to, khỏe, ngâm vào nước vôi loãng hoặc với rượu cho chết rồi vớt ra rửa sạch, mổ bụng, lộn toàn bộ ruột ra phía ngoài. Sau đó rửa tiếp bằng nước muối loãng nhiều lần, đun cho chín, thái từng khúc rồi phơi sấy khô. Bảo quản trong các lọ thủy tinh sạch ở nơi khô ráo thoáng mát, thời gian sử dụng khoảng 6 tháng.

Phân bố

Đỉa là một con vật sống dưới nước lặng hay nước chảy chậm tại hầu hết các khu vực trên thế giới châu Âu, châu Phi, châu Á …

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Quanh miệng con đỉa có những tuyến nước bọt tiết ra chất hirudin có tác dụng làm cho máu không đông lại. Hirudin là một chất men có trọng lượng phân tử khoảng 20.000, tan trong nước, trong nước muối sinh lý, không tan trong cồn, ête, axeton, gồm rất nhiều axit amin hợp thành.

Tính vị

Thủy điệt có vị mặn, đắng, tính bình, có độc.

Quy kinh

Quy vào kinh can

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Trước đây đỉa được dùng sống để cho hút máu trong nhiều trường hợp viêm tấy. Cách điều trị này không được dùng cho những người già, trẻ em và những người máu khó đông. Nhưng việc dùng đỉa để hút máu trực tiếp rất nguy hiểm do đỉa có thể truyền những bệnh như bệnh than, bệnh nhiễm trùng. Cho nên từ lâu không dùng đỉa nữa. Gần đây người ta dùng đỉa làm nguyên liệu chiết men hirudin dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc xoa để chữa những trường hợp máu hay đông tắc, viêm màng bao tim, trĩ, tụ máu nội, tạng, tụ máu ở các vết thương …

Theo y học cổ truyền

Người ta lợi dụng tính chất hút máu của đỉa để chích máu trong những trường hợp viêm tấy ở mặt, miệng,  những mụn nhọt đã mưng nhiều mủ… Và chính việc làm này đã hình thành ra một phương pháp chữa bệnh từ đỉa và gọi là “Liệu pháp đỉa”.

Tuy nhiên  liệu pháp này lại  bộc lộ  nhiều nguy cơ lây nhiễm một số bệnh cho người. Do đó, đã có một thời gian dài, liệu pháp đỉa đã  không được  trọng dụng nữa. Tuy vậy, trong vòng 25 năm trở lại đây, người ta đã tái sử dụng  phương pháp này với các  loại đỉa đã được chuẩn hóa “đỉa sạch”, có nghĩa là đỉa đã được tuyển chọn và nuôi dưỡng và bảo quản trong những điều kiện thích hợp, và được sử dụng cho việc hút máu ở những bộ phận  cơ thể  bị ứ huyết, hoặc các ổ áp xe của phủ tạng, hoặc khi cấy mô trong phẫu thuật tái tạo, hoặc gắn lại các bộ phận của cơ thể, các nơi nối ghép có những hoại tử…

3. Bài thuốc chữa bệnh

Trị chứng bế kinh, huyết ứ hoặc sau đẻ, có nhiều cục máu đông thành khối, gây đau đớn

Dùng thủy điệt đã chế biến tương đương với lượng của 30 con, đại hoàng 30g. Cả hai đều nghiền thành bột, mỗi ngày uống 5g.

Chữa máu tụ sau sinh

Thủy điệt đã chế biến, tương đương với một con, tán thành bột, uống với rượu nóng, trong một ngày.

Trị sưng tấy, bầm tím cơ nhục do chấn thương

Dùng mỗi ngày 3g bột thủy điệt, uống với rượu nóng.

Trị trúng phong, tê dại

Mỗi lần uống 3g bột thủy điệt với nước ấm.

Trị sưng lá lách

Thủy điệt đã chế biến, dùng lượng bột, tương đương với 1 con đỉa, đan sâm 3g. Dùng dưới dạng thuốc tán. Ngày uống hai lần, mỗi lần 1-1,6g.

Chữa tắc động mạch vành

Thủy điệt 3g, rễ cây chè 30 g, kim tiền thảo 15g. Sắc uống, ngày một thang, uống một lần.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thủy điệt cần lưu ý: Do thủy điệt có tính hoạt huyết rất mạnh (phá huyết), không dùng cho phụ nữ có thai và những trường hợp có nguy cơ xuất huyết: trĩ xuất huyết, chảy máu cam, đa kinh…

Thủy Điệt | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version