Site icon Medplus.vn

Thuỷ tiên: Thảo mộc phương Đông điều trị vết thương ngoài da hiệu quả

Thuỷ tiên

Thuỷ tiên

A. Thông tin về Thuỷ tiên

Thuỷ tiên là loài cây được nhập vào nước ta từ Trung Quốc và Nhật bản. Ngoài công dụng làm kiểng do màu sắc và hương thơm, loài hoa này còn được nhân dân sử dụng làm nguồn nguyên liệu điều chế thuốc trị bệnh.

Tên khoa học: Narcissus tazetta L.

Họ: Amaryllidaceae (Loa kèn).

1. Mô tả cây

Thuỷ tiên

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố: Cây hoa thủy tiên vốn nguồn gốc nhập từ Nhật Bản và Trung Quốc, thường trồng vào dịp tết lạm cảnh vì hoa đẹp và thơm. Còn thấy mọc và trồng ở các nước ven Địa Trung Hải, mộc số nước châu Phi, châu Á khác. Chủ yếu làm cảnh.

Thu hái, chế biến: Một số ít nơi dùng thân rễ làm thuốc nhưng vị thuốc có độc, dùng phải hết sức cẩn thận. Ở nước ta, những năm gần đây ít người chơi thủy tiên và cũng ít dùng thân rễ và thân thủy tiên làm thuốc.

3. Thành phần hoá học

Trong rễ cây có chứa khoảng 0,06% narcissin (được hai tác giả Nhật Bản Asahina và Sugii chứng minh là cùng một cấu trúc và tinh chất với lycorin.. Ngoài ra còn một ancaloit khác gọi là tezettin C18H21O5N.

4. Tác dụng dược lý

Thuỷ tiên được dùng qua đường uống hay tiêm dưới da cho chó hay mèo, narcissin với liều nhỏ gây chảy nước bọt, với liều lớn gây nôn mửa ỉa chảy.

Lewin cho rằng tác dụng của narcissin thay đổi tùy theo tuổi của thân rể: Trước khi cây ra hoa tác dụng giống như atropin (làm giãn động tử, khô nước bọt, tim đập nhanh). Sau khi cây ra hoa thì lại tiết nước bọt, tháo mồ hôi, buồn nôn ỉa chảy.

B. Công dụng và liều dùng

1. Tính vị, công dụng

Người ta dùng thân rễ thủy tiên để gây nôn và làm thuốc long đờm. Có khi thân rễ thủy tiên được dùng phối hợp với rễ cây cà độc dược để trị hen suyễn, ho gà. Trong vị lượng đồng căn người ta dùng cồn ra hoa thuốc điều chế từ cây thủy tiên đang ra hoa để chữa ỉa chảy, nôn mửa, các bệnh tim và phế quản.

2. Liều dùng

Dùng ngoài để chữa ung thũng: Giã nát thân rễ đắp lên các nơi sưng đau.

Liều dùng hằng ngày: Ngày uống 1-3g thân rễ khô dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  4. Thân rễ thủy tiên có tác dụng mạnh và độc. Khi dùng phải hết sức thận trọng có thầy thuốc chuyên môn theo dõi.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version