Site icon Medplus.vn

Thuyền Thoái – Vị thuốc còn mang tên Xác ve sầu của Đông Y

thuyen-thoai-vi-thuoc-con-mang-ten-xac-ve-sau-cua-dong-y

thuyen-thoai-vi-thuoc-con-mang-ten-xac-ve-sau-cua-dong-y

Thuyền Thoái luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

thuyen-thoai-vi-thuoc-con-mang-ten-xac-ve-sau-cua-dong-y

Tên tiếng Việt: Thuyền Thoái, Xác Ve Sầu, Thuyền thuế

Tên khoa học: Periostracum Cicadae.

Họ: Ve sầu (Cicadeae).

1. Đặc điểm dược liệu

Ve sầu là một loại sâu bọ có phần vỏ cứng và có đốt. Con đực sau khi giao cấu thì sẽ chết, còn con cái thường đẻ trứng ở vỏ cây hay khe đá. Lúc mới nở, chưa có cánh và sống ở dưới đất, sau khi lột các sẽ có cánh và sống trên cây.

Xác của con ve sầu chính là vị thuốc thuyền thoái. Thuyền thoái có hình bầu dục, hoi cong, hình dạng giống y như con ve sầu. Mặt phía ngoài có màu nâu vàng. Đầu có 1 đôi râu dạng sợi, trán lồi ra ở phía trước, 2 mắt lồi mọc ngang, miệng rộng.

Ở trên lưng sẽ có 1 vết nứt hình chữ thập, phía 2 bên sống lưng có 2 đôi cánh nhỏ. Ngực và phía bụng có 3 đôi chân, bên ngoài chân phủ lông nhỏ màu nâu vàng. Vị thuốc có thể nhẹ, trong rỗng, chất mỏng và rất dễ vỡ.

2. Bộ phận dùng

Xác ve dược dùng làm thuốc.

3. Phân bố

Ve sầu là loài động vật chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, động vật này được tìm thấy khắp nơi, thường sinh sống trên các cây to, hút nhựa cây để lấy dinh dưỡng.

4. Thu hoạch và chế biến

Thu hoạch

Thu xác ve vào mùa hè, trên cây to hoặc trên mặt đất.

Có những nơi sau trận mưa to mùa hè, xác ve trên cây bị gió mưa làm rơi xuống, nước cuốn trôi theo dòng suối bị các cành lá cây giữ. Lấy rổ vớt hoặc nhặt lấy. Rửa sạch rác, tạp chất, phơi khô. Mỗi kilôgam có khoảng 6.000-7.000 xác ve.

Chế biến

Theo Trung Y: Rửa nước sôi cho sạch bùn đất, bỏ cánh và chân, cho nước tương vào nấu qua, phơi khô dùng (Bản Thảo Cương Mục).

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch (không ngâm nước lâu ngày vì bị nát) cho sạch đất, phơi khô.  Thấy còn đất rửa lại, bỏ đầu, cánh, chân tuỳ theo yêu cầu của lương y. Làm hoàn tán thì nhất thiết bỏ chân và răng.

5. Bảo quản

Để nơi khô ráo, tránh ẩm, không để vật nặng lên để tránh vụn nát.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Hoạt chất chưa rõ. Chỉ mới biết trong xác ve có chất kitin.

Nghiên cứu xác ve bán ở Thượng Hải, người ta phân tích thấy có 7,86% ni tơ, 14.57% tro (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Chitin, Isoxanthopterin, Erythropterin  (Nam Kinh Dược Học Viện – Trung Thảo Dược Học, q Hạ, 1980 : 1418).

Alaine, Proline, Aspartic acid, Serine, Threonine, Glutamic acid, Beeta Alaine, Tyrosynie, Gamma-Aminobutyyric acid, Isoleucine, Glycine, Lysine, Phenylalanine, Leucine, Valine, Ornithine, Methionine  (Lý Nghinh Vũ, Trung Thành Dược nghiên Cứu 1980, (2) : 14).

2. Tính vị và Quy Kinh

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y

Công dụng: Tán phong nhiệt, khai thông âm thanh, trấn kinh tiêu màng mộng. Trị bệnh ngoài da, mụn nhọt, lở ghẻ, rôm sẩy, nhức đầu, chóng mặt do phong nhiệt, trẻ nhỏ sốt nóng co giật, mắt có màng mộng

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

. Có tác dụng chống co giật trên động vật thực nghiệm (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

4. Công Dụng

Công dụng: Giải kinh tuyên phế, tán phong nhiệt, thấu đậu chẩn.

Chủ trị: Dùng chữa các chứng như phong chẩn, đậu chẩn, kinh giật ở trẻ em, phá thương phong, mất tiếng, mắt có màng mộng, đầu phong choáng váng…

5. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu thuyền thoái thường được sử dụng với các vị thuốc khác để nâng cao công dụng trị bệnh. Liều dùng được khuyến cáo trong 1 ngày rơi vào khoảng 2,4 – 4,5g. Tuy nhiên, có thể tùy thuộc vào từng bài thuốc mà có sự điều chỉnh cho hợp lý.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

thuyen-thoai-vi-thuoc-con-mang-ten-xac-ve-sau-cua-dong-y

1. Trị mắt có màng mộng:

Thuyền thoái (bỏ đầu, chân), Xà thoái, Xuyên khung, Chích thảo đều 3g, Bạch tật lê, Phòng phong, Xích thược đều 12g,  Thương truật, Đương quy đều 8g, Thạch quyết minh 20g. sắc uống (Thuyền Thoái Vô Tỉ Tán (Ngân Hải Tinh Vi).

2. Trị quáng gà, mắt có nội chướng:

Dạ minh sa 40g, Dương can (gan dê)   160g, Đương quy  40g, Mộc tặc 40g, Thuyền thoái 40g. Tán bột (trừ gan), dùng gan dê, bóc bỏ gân màng, nấu với nước, quết nhuyễn, trộn thuốc bột, làm hoàn (Quan Âm Mộng Thụ Phương – Phổ Tế Phương).

3. Giúp dễ đẻ:

Thuyền thoái 5 cái, Xà thoái 40g, Xuyên sơn giáp 40g. Sao gần cháy. Tán nhỏ, trộn với Lục Nhất Tán 40g, thêm 3 cọng hành, sắc sôi, lấy chừng 300ml nước. Dùng 1 nắm tóc, cho dầu (mè, dừa…) vào nấu cho đến khi tóc xoắn lại, cháy đen, vớt tóc ra, nghiền nát, hòa với thuốc nước trên, đun sôi lên uống.

4. Giúp dễ sinh, trục thai chết ra:

Đầu phác 1 nắm, Thuyền thoái 14 con, Xà thoái 60g. tán bột. Mỗi lần uống 9-12g (Tam Thoái Tán – Tế Âm Cương Mục).

5. Trị mụn nhọt thể dương mới phát ở vùng đầu mặt:

Cam thảo (sống) 10g, Sinh địa 60g, Tang diệp 60g, Thuyền thoái 20g. Sắc uống (Tang Địa Thang – Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn).

6. Trị phong tà làm cho mắt sưng đau:

Bạc hà, Quất lạc, Thuyền thoái đều 4g, Bạch chỉ, Cảo bản đều 6g. Nấu lấy nước rửa(Tẩy Dược Phương – Từ Hy Quang Tự Y Phương Tuyển Nghị).

7. Trị mắt sưng đỏ, đau cấp (viêm màng kết hợp cấp):

Thuyền thoái, Đăng tâm thảo đều  4g, Kim ngân hoa, Long đởm thảo, Thảo quyết minh, Sinh địa, Cúc hoa đều 12g, Liên kiều 10g. Sắc uống. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Kiêng Kỵ

  • Hư chứng, không thuộc phong nhiệt: không dùng
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai
  • Cơ thể bị hư hàn

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version