Site icon Medplus.vn

Tiêm trộn vắc xin Covid-19 có an toàn không?

Tiêm trộn vắc xin Covid-19 có an toàn không?

Tiêm trộn vắc xin Covid-19 đang là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Mặc dù được Bộ Y tế chấp thuận nhưng vẫn có nhiều người nghi ngờ về tính an toàn và hiệu quả của việc tiêm kết hợp này. Những loại vắc xin nào đang được phép tiêm chéo cho nhau? Tính an toàn của giải pháp này được lý giải dưới góc độ khoa học thế nào? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu nhé!

Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt 8 loại vắc xin Covid-19 được dùng trong điều kiện cấp bách, bao gồm: AstraZeneca, SPUTNIK V, Vero Cell, Pfizer/BioNTech, Moderna, Janssen, Hayat – Vax, Abdala. Dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp nên chủ trương tiêm phòng sớm vẫn là biện pháp chống dịch hàng đầu.

Như thế nào là tiêm trộn vắc xin Covid-19?

Tiêm trộn hay tiêm kết hợp vắc xin Covid-19 đã và đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Đa số các loại vắc xin phòng Covid-19 hiện nay đều cần tiêm 2 mũi. Để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cơ thể khỏi dịch Covid-19 của vắc xin, chúng ta cần phải được chủng ngừa đúng khoảng cách thời gian quy định giữa 2 mũi tiêm.

Thực tế là tình trạng khan hiếm hoặc thiếu nguồn cung cấp vắc xin vẫn diễn ra ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đảm bảo tiêu chí an toàn và hiệu quả, các quốc gia này đã cho phép tiêm chéo 2 loại vắc xin thuộc cùng hay thậm chí khác nhà sản xuất. Điều này được một số nghiên cứu khoa học cho phép và ủng hộ.

Công nghệ bào chế của các loại vắc xin phòng Covid-19 đang được lưu hành tại Việt Nam

Hiện nay, trong 2 năm toàn cầu chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cuộc chạy đua vắc xin đã diễn ra rất ráo riết. Những dòng vắc xin phòng nhiễm trùng virus này được đánh giá là có thời gian nghiên cứu và phát triển nhanh nhất từ trước đến nay. Những công nghệ được nhà sản xuất vắc xin lựa chọn để bào chế vắc xin phòng Covid-19 phải kể đến:

  • Vắc xin virus bất hoạt: công nghệ sử dụng virus đã bất hoạt hoặc suy yếu không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn có thể kích thích cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch. Ví dụ như: vắc xin Vero Cell của hãng Sinopharm (Trung Quốc)
  • Vắc xin protein: dựa vào công nghệ mô phỏng protein hay một đoạn protein của virus Covid-19 để tạo ra miễn dịch an toàn. Hiện nay, vắc xin phòng Covid-19 được bào chế theo công nghệ này là Abdala và SPUTNIK V.
  • Vắc xin vector virus: dùng một “vật chủ” là virus không gây bệnh tạo vật liệu di truyền sản xuất ra các protein của coronavirus chủng mới để tạo phản ứng miễn dịch. Vắc xin phòng Covid-19 bào chế theo công nghệ vector được phê duyệt và lưu hành hiện nay gồm có AstraZeneca và Janssen.
  • Vắc xin DNA và RNA: Đây là công nghệ mới nhất được phát triển trong “cuộc chạy đua” vắc xin Covid-19. Phương pháp này sẽ dùng RNA hoặc DNA đã được biến đổi để “dạy” cho cơ thể cách sinh miễn dịch chống lại virus một cách an toàn nhất. Công nghệ mới nhất này đã được ứng dụng trên 2 loại vắc xin là Pfizer/BioNTech và Moderna.

Tìm hiểu về việc tiêm trộn vắc xin Covid-19 hiện nay

Trên thế giới hiện nay đang phân luồng 2 ý kiến về việc tiêm kết hợp vắc xin Covid-19. Một số nhà nghiên cứu cho rằng với số ít nghiên cứu hiện nay không thể đưa ra kết luận về độ an toàn của việc tiêm kết hợp vắc xin Covid-19. Số đông khác cho rằng việc tiêm trộn vắc xin không xa lạ, thậm chí đã được dùng để phòng tránh nhiều bệnh dịch nguy hiểm.

Tình hình tiêm trộn vắc xin Covid-19 trên thế giới

Theo Ủy ban châu Âu (EC), việc tiêm kết hợp vắc xin đã được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong một số vắc xin như vắc xin phòng Ebola… Việc tiêm trộn vắc xin theo công nghệ vector virus với vắc xin mRNA được mong đợi sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ tốt hơn. Bởi vì hệ miễn dịch sẽ được cung cấp toàn diện thông tin về virus (kháng nguyên) và điều chỉnh phù hợp.

Và với nghiên cứu thuần tập tại Thụy Điển đã chỉ ra rằng việc tiêm trộn vắc xin Covid-19 là an toàn, FDA Hoa Kỳ cũng đã chấp nhận phương án tiêm trộn ở nước này. Một số nghiên cứu cũng cho thấy tiêm mũi 2 vắc xin mRNA cho mũi đầu tiên là vắc xin vector virus (như AstraZeneca) sẽ nhận được hiệu quả bảo vệ cao hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng vẫn chưa đủ dữ kiện để kết luận việc tiêm trộn vắc xin Covid-19 theo cơ chế trên sẽ tạo nên hiệu quả bảo vệ bằng hay cao hơn việc tiêm cùng loại.

Tình hình tiêm trộn vắc xin Covid-19 tại Việt Nam

Tại Việt Nam, vào tháng 9/2021 với tình hình dịch bệnh bùng phát cao ở nhiều tỉnh thành và thực trạng vắc xin mà Bộ Y tế cũng đã phê duyệt việc tiêm trộn vắc xin Covid-19. Theo đó, có thể là vắc xin vector (AstraZeneca) với vắc xin mARN (Pfizer/Biotech-N) hoặc các loại vắc xin cùng công nghệ, khác nhà sản xuất, chẳng hạn như Moderna và Pfizer. Cụ thể là:

  • Nếu tiêm mũi 1 vắc xin do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất.
  • Nếu tiêm mũi 1 vắc xin do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc xin do Pfizer sản xuất và ngược lại.

Những lưu ý khi tiêm kết hợp vắc xin Covid-19

Một vấn đề khác được quan tâm khi tiêm trộn vắc xin Covid-19 mà tác dụng phụ có thể gặp phải. Mặc dù được các tổ chức y tế trên thế giới tin cậy tác dụng bảo vệ mà việc tiêm kết hợp hai loại vắc xin mang lại song chúng ta vẫn phải thận trọng. Việc theo dõi, đánh giá an toàn và hiệu quả của việc tiêm trộn vắc xin Covid-19 vẫn cần được thực hiện và xử trí kịp thời.

Trước khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, bạn cũng cần cung cấp thông tin y tế của mình và loại vắc xin mũi 1 đã tiêm (nếu có) cho nhân viên y tế để được hướng dẫn và tiêm phòng đúng quy định.

Hy vọng những thông tin MedPlus cung cấp trên đây có thể giải đáp băn khoăn cho bạn về việc tiêm trộn vắc xin phòng Covid-19, vững vàng tinh thần cùng nhau vượt qua đại dịch nhé!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Five things to know about: Mixing and matching coronavirus vaccines

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version