Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Tiết lộ 7 nguyên nhân khiến môi bị sưng

môi bị sưng

Bạn có thể bị sưng môi do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng, côn trùng cắn, bị thương… nên các triệu chứng gặp phải cũng sẽ khác nhau. Một số triệu chứng thường đi kèm với dấu hiệu môi bị sưng có thể kể đến là các tình trạng về da và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Ngoài ra, một số triệu chứng khác bạn có thể gặp là: Tấy đỏ, đau nhức, đau khi chạm vào, nứt da…

Vậy bạn hãy cùng Medplus tìm hiểu các nguyên nhân môi bị sưng phổ biến và cách chữa môi bị sưng cho từng trường hợp cụ thể nhé.

1. Môi bị sưng do dị ứng môi trường

Dị ứng môi trường là một trong những nguyên nhân có thể khiến môi bạn bị sưng. Các triệu chứng cho thấy bạn dị ứng môi trường bao gồm:

  • Sưng môi và các vùng khác trên cơ thể
  • Thở khò khè
  • Nổi mề đay
  • Hắt xì
  • Nghẹt mũi

Nếu các triệu chứng dị ứng không quá nặng, cách chữa sưng môi cho trường hợp này là bạn có thể dùng thuốc kháng histamine không kê đơn. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể sẽ cần đi khám để được bác sĩ điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.

2. Sưng môi do dị ứng thực phẩm

moi bi sung 1 - Medplus

Ngoài dị ứng môi trường, tình trạng dị ứng thực phẩm cũng có thể khiến môi bị sưng. Thông thường, các trường hợp dị ứng thực phẩm thường liên quan tới các loại thức ăn sau:

  • Trứng
  • Sữa
  • Đậu phộng và các loại hạt khác
  • Cá và các loại hải sản có vỏ
  • Lúa mì
  • Đậu nành.

Ngoài triệu chứng sưng môi, bạn cũng có thể gặp một số dấu hiệu dị ứng thực phẩm khác như:

  • Nôn
  • Co thắt dạ dày
  • Nổi mề đay
  • Thở hụt hơi
  • Thở khò khè
  • Ho
  • Sưng lưỡi
  • Khó nuốt
  • Mạch yếu
  • Xanh xao
  • Chóng mặt…

Nếu từng bị dị ứng với thực phẩm, bạn cần tìm hiểu kỹ thành phần món ăn khi mua đồ ăn làm sẵn hoặc khi đi ăn ngoài để tránh nguy cơ dị ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn cách xây dựng thực đơn hợp lý với tình trạng dị ứng của mình.

3. Sưng môi do các chứng dị ứng khác

Ngoài dị ứng môi trường và dị ứng thực phẩm, bạn cũng có thể bị sưng môi do dị ứng vết côn trùng cắn, vết đốt và một số loại thuốc nhất định. Những trường hợp dị ứng thuốc thường là dị ứng với kháng sinh, đặc biệt là penicillin. Ngoài triệu chứng mội bị sưng, bạn có thể gặp một số triệu chứng phổ biến khác khi dị ứng penicillin chẳng hạn như:

  • Phát ban
  • Ngứa mắt
  • Nổi mề đay
  • Thở khò khè
  • Sưng lưỡi hoặc mặt
  • Cảm thấy mệt
  • Nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu.

Nếu bạn gặp các triệu chứng trên sau khi dùng thuốc có chứa penicillin, hãy ngừng dùng thuốc ngay lập tức và hỏi ý kiến bác sĩ.

Ngoài penicillin, một số loại thuốc khác có thể gây ra phản ứng dị ứng tương tự bao gồm thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống co giật và thuốc liên quan đến hóa trị liệu.

4. Môi bị sưng do sốc phản vệ

Ngoài triệu chứng bị sưng môi, sốc phản vệ là các phản ứng dị ứng nghiêm trọng cấp tính. Phản ứng này có thể nguy hiểm và thậm chí có thể gây tử vong.

Các triệu chứng sốc phản vệ có thể được xếp thành 5 nhóm:

  • Hô hấp: Thở khò khè, có cảm giác nghẹn ở cổ họng, nghẹt mũi, đau ngực, thậm chí là khó nuốt.
  • Tuần hoàn máu: Da xanh xao, mạch yếu, choáng váng, huyết áp thấp.
  • Da: Nổi mề đay, sưng, ngứa, nóng, đỏ, phát ban.
  • Vấn đề ở hệ tiêu hóa: Buồn nôn, đau thắt, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Các triệu chứng khác: Lo lắng, đau đầu, mắt bị ngứa và đỏ.

Nếu nhận thấy có dấu hiệu sốc phản vệ, bạn cần đến bệnh viện để được cấp cứu ngay. Bác sĩ có thể sẽ tiêm epinephrine cho bạn trước khi tiến hành cấp cứu.

5. Sưng môi do trên môi có vết thương

moi bi sung 2 1 - Medplus

Môi là cơ quan được cung cấp khá nhiều máu nên dễ bị sưng tấy khi có vết cắt hay vết xước. Để điều trị vết thương ở môi và giảm nhẹ tình trạng môi bị sưng, bạn hãy vệ sinh vùng này và cầm máu bằng vải sạch hoặc băng. Để giảm sưng nhanh hơn, bạn cũng có thể chườm túi đá lên vùng bị ảnh hưởng.

Tuy bạn có thể tự chăm sóc những vết thương trên môi tại nhà nhưng vẫn có những trường hợp bạn sẽ cần gặp bác sĩ. Một số trường hợp cần đi khám có thể kể đến là: vết thương lớn, vết thương do động vật cắn, vết thương cực kỳ đau đớn hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng…

6. Sưng môi do phù mạch

Tình trạng phù mạch thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn khi bạn có vết sưng dưới da. Thông thường, tình trạng này là do tác dụng phụ của thuốc hoặc do cơ thể phản ứng với tác nhân gây dị ứng.

Hiện tượng phù mạch thường ảnh hưởng đến môi cùng với các bộ phận cơ thể khác, bao gồm:

  • Tay
  • Bàn chân
  • Vùng quanh mắt
  • Lưỡi
  • Bộ phận sinh dục.

Triệu chứng phù mạch thường không phải tình trạng nghiêm trọng và có thể sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày. Nếu bị phù mạch do dị ứng, bạn có thể dùng thuốc kháng histamine để cải thiện tình trạng. Nếu nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để tìm kiếm phương pháp chữa trị khác.

7. Sưng môi do các tình trạng hiếm gặp

Bên cạnh các chứng dị ứng hay các vết thương thường thấy, hiện tượng môi bị sưng cũng có thể là do các tình trạng y tế hiếm gặp sau:

  • Viêm môi u hạt: Đây là một tình trạng có thể khiến bạn bị sưng môi. Một số nguyên nhân gây viêm môi bao gồm dị ứng, bệnh Crohn, bệnh sarcoidosis hoặc u hạt.
  • Hội chứng Miescher-Melkersson-Rosenthal: Đây là tình trạng sưng tái phát, kéo dài ở một hoặc cả hai môi (viêm môi dạng u hạt) kèm yếu cơ mặt và nứt lưỡi. Nguyên nhân gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định rõ nhưng có thể liên quan đến yếu tố di truyền.

Cách chữa môi bị sưng cho cả hai tình trạng trên là thường các bác sĩ có thể chỉ định bạn uống thuốc theo toa. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể sẽ cần phẫu thuật.

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến môi bị sưng nhưng hầu hết các trường hợp đều không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đi khám nếu các triệu chứng đi kèm quá nặng hay có dấu hiệu bất thường.

Môi bị sưng có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề như dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, bị côn trùng cắn hay thậm chí là viêm môi u hạt. Để xác định được đúng nguyên nhân khiến môi bị sưng và chữa trị đúng cách, bạn cần quan sát các dấu hiệu đi kèm như nổi mề đay hay khó thở. Chỉ cần tìm được đúng nguyên nhân và xử lý đúng cách, tình trạng sưng tấy này có thể biến mất chỉ sau vài ngày đấy.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Why do I have swollen lips? 

Lip, Swollen (Local Allergic Reaction)

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.