Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân từ Rota Virus chiếm tỉ lệ lớn nhất. Bệnh thường là nguyên nhân gây nên nhiều ca bệnh nguy kịch và tử vong ở trẻ nhỏ. Nhiều phụ huynh có thắc mắc rằng bệnh tiêu chảy do Rota virus có lây không? Hãy cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Tiêu chảy cấp do virus Rota là gì?
Tiêu chảy cấp do Rotavirus, hay còn gọi là nhiễm trùng ruột do Rotavirus. Là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Virus Rota là một chủng virus dạng vòng, có 7 nhóm A, B, C, D, E, F và G, trong đó chỉ có nhóm A, B, C gây bệnh cho người. Nhóm A hay gặp nhất, gây ra hầu hết các vụ dịch tiêu chảy nặng ở trẻ em, nhóm B và C thường gây các vụ dịch lẻ tẻ, hay gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy cấp là gì?
Virus Rota theo phân ra môi trường bên ngoài. Khi trẻ không rửa tay sạch trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với trẻ khác, virus sẽ nhiễm vào trẻ đó qua đường miệng (khi trẻ ngậm tay hoặc ngậm các đồ vật). Các bảo mẫu hoặc người chăm sóc bé cũng có thể lan truyền virus nếu không rửa tay sạch sau khi thay tã.
Virus Rota có thể sống vài ngày trên các bề mặt cứng và khô ráo và vài tiếng đồng hồ trên tay người. Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota có khả năng lây nhiễm cao.
Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota có lây không?
Virus có khả năng lây từ người sang người qua đường phân,miệng. Phân của bệnh nhân hoặc người lành mang virus được giải phóng ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh trên cơ thể mới. Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 1-7 ngày, trung bình 2-3 ngày kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể. Thời kỳ lây truyền có thể kéo dài tới 3 tuần, tuy nhiên thường khoảng 7-8 ngày kể từ lúc bệnh bắt đầu.
Thông thường, trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi ít bị bệnh, khi kháng thể do mẹ truyền suy yếu dần tức từ lúc khoảng 3-6 tháng đến 2 tuổi, cũng là lúc trẻ dễ mắc bệnh nhất. Tính miễn dịch đối với virus Rota xuất hiện phần lớn ở trẻ nhỏ sau khi mắc bệnh nhưng không bền vững nên vẫn dễ bị mắc lại.
Các triệu chứng của tiêu chảy cấp do virus Rota
Ở người lớn khỏe mạnh, nhiễm rotavirus chỉ có thể gây ra các triệu chứng nhẹ hoặc không có gì cả. Trẻ khi bị nhiễm Rotavirus có thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày trước khi các triệu chứng rõ ràng xuất hiện. Các triệu chứng của tiêu chảy cấp do Rotavirus bao gồm:
- Nôn mửa: Đây là dấu hiệu đầu tiên, trẻ nôn mửa rất nhiều trước tiêu chảy khoảng 6-12 giờ và có thể kéo dài 2-3 ngày, triệu chứng này sẽ giảm dần trước khi tiêu chảy xuất hiện.
- Tiêu chảy: Phân lỏng toàn nước, có thể có màu xanh, đờm nhớt nhưng không có máu. Trẻ có thể đi tiêu phân lỏng hơn 20 lần trong ngày.
- Mất nước: Các biểu hiện của mất nước bao gồm khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, quấy khóc. Đây là biến chứng trầm trọng và nguy hiểm nhất của tiêu chảy cấp do Rotavirus, có thể dẫn đến khô kiệt do mất nước và mất muối, trụy mạch và tử vong nếu không bù nước kịp thời.
- Sút cân do mất nước, ăn uống kém.
- Một số trẻ còn có dấu hiệu như sốt, ho, sổ mũi…
Các đối tượng dễ bị tiêu chảy cấp do virus Rota
Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm Rotavirus. Tuy nhiên bệnh thường xảy ra nhất đối với trẻ dưới 2 tuổi. Trong 5 năm đầu đời, hầu hết trẻ em đều bị nhiễm bởi loại virus này. Một số yếu các yếu tố làm tăng nguy mắc Rotavirus ở trẻ nhỏ bao gồm:
- Tiếp xúc với nguồn bệnh bao gồm tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp qua các vật dụng, đồ ăn… có nhiễm virus Rota.
- Trẻ bú bình, ăn uống không vệ sinh: Đồ ăn bị ô nhiễm, bảo quản thức ăn không đảm bảo…
- Nguồn nước bị nhiễm virus Rota.
- Xử lý không đúng phân và chất thải có chứa virus Rota.
- Không rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Xử lý phân và chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách cũng gây nguy cơ mắc bệnh.
- Không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến, trước khi cho trẻ ăn.
Phương pháp điều trị tiêu chảy cấp do virus Rota như thế nào
Không có điều trị cụ thể cho nhiễm rotavirus. Kháng sinh sẽ không giúp nhiễm rotavirus. Thông thường, nhiễm trùng giải quyết trong vòng 3-8 ngày. Việc điều trị tiêu chảy cấp do virus Rota chủ yếu là hỗ trợ cho trẻ tự đề kháng virus, bao gồm:
- Tăng lượng nước uống và cung cấp đủ dinh dưỡng. Dung dịch Oresol tránh mất nước và trị tiêu chảy có thể được dùng dưới hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày;
- Không nên cho trẻ uống nước uống có cồn hoặc có ga;
- Nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ,
- Trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn có thể bắt đầu ăn những thức ăn cứng khi có thể.
Một số phương pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota bạn nên biết
Bạn có thể kiểm soát tình trạng tiêu chảy cấp của trẻ dễ dàng nếu bạn lưu ý vài điều sau:
- Rửa tay thường xuyên là cách tốt nhất để hạn chế sự lây nhiễm virus Rota;
- Giữ trẻ mắc bệnh ở nhà, tránh xa các trẻ khác cho đến khi trẻ hết tiêu chảy;
- Không cho trẻ uống các loại thuốc khi trẻ nôn mửa hoặc tiêu chảy mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
Tiêu chảy do Rotavirus rất dễ lây nhiễm mặc dù áp dụng các biện pháp vệ sinh tiệt trùng thì cũng vẫn không đủ để bảo vệ trẻ khỏi tác nhân lây nhiễm này. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm vacxin phòng ngừa bệnh. Do đối tượng mắc bệnh thường gặp và nặng nhất là trẻ nhỏ nên cần được phòng ngừa càng sớm càng tốt
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ
Bạn cần liên lạc với bác sĩ hoặc mang trẻ đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu và triệu chứng như:
- Tiêu chảy ngày càng nặng, tiêu chảy có máu;
- Nôn mửa liên tục trong hơn ba tiếng;
- Sốt trên 39 độ C;
- Lờ đờ, khó chịu hoặc đau đớn;
- Có dấu hiệu hoặc triệu chứng của mất nước như: khô miệng, ít hoặc không đi tiểu, buồn ngủ bất thường.
Các bài viết có liên quan:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị Rotavirus an toàn và hiệu quả
- Trẻ nhỏ bị rotavirus có bị sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ nhỏ bị tiêu chảy- bệnh tưởng nhỏ mà không nhỏ
Nguồn: Hellobacsi.com, Vinmec.com, Vnvc.vn