Site icon Medplus.vn

Tiểu đường và những bài thuốc trị tiểu đường từ dược liệu | An toàn hiệu quả

cac bien chung cua benh tieu duong dai thao duong 700x440 1 - Medplus

Bài viết dưới đây Songkhoe.medplus.vn sẽ chia sẻ đến bạn tất cả những bài thuốc hay về bệnh tiểu đường , trước tiên ta tìm hiểu sơ qua về thông tin bệnh đái tháo đường nhé.

tieu-duong-va-nhung-bai-thuoc-tri-tieu-duong-tu-duoc-lieu-an-toan-hieu-qua

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì ?

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa Carbohydrate. Bệnh chủ yếu do tuyến tụy sản xuất thiếu hoặc bị giảm Hoocmon Insulin. Dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường (4,4 – 6,4mmol/l). Và gây ảnh hưởng đến có chức năng nhiệm vụ khác của cơ thể.

Phân loại bệnh tiểu đường và nguyên nhân dẫn đến bị tiểu đường

Tiểu đường tuýp 1

Định nghĩa:

  • Là chứng rối loạn tự miễn bất thường,. Trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài.
  • Bệnh này đa phần xảy ra ở trẻ em và trẻ vị thành niên (dưới 20 tuổi).
  • Ở thể bệnh này, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm, vì vậy có thể nhận biết được bệnh và tìm cách điều trị phù hợp.

Nguyên nhân :

Chưa xác định rõ nguyên nhân chính. Tuy nhiên theo y học hiện đại, nguyên nhân chủ yếu do di truyền và yếu tố môi trường tác động. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường nếu như:

  • Thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường 1
  • Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.
  • Thiếu Vitamin D
  • Sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi.

Tiểu đường tuýp 2

  • Định nghĩa: Là loại tiểu đường phổ biến nhất, thường gặp ở những người trên 40 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Số ca bệnh ở thể này chiếm khoảng 90 – 95 % tổng số bệnh nhân bị đái tháo đường. Bệnh không biểu hiện triệu chứng cơ năng nên khó phát hiện.
  • Nguyên nhân: Yếu tố di truyền và tác động môi trường cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đái tháo đường 2. Thừa cân cũng là một tác nhân gây ra bệnh đái tháo đường 2 (tuy nhiên không phải ai mắc bệnh tiểu đường 2 cũng thừa cân).

Các bạn có thể tìm hiểu kĩ qua bài viết về đái tháo đường có sẵn trên medplus nhé !
Sau đây đến phần chính của bài viết, các bài thuốc về dược liệu có thể trị bệnh đái tháo đường này nhé !

CÁC BÀI THUỐC HAY VỀ TIỂU ĐƯỜNG (ĐÁI THÁO ĐƯỜNG)

Bài thuốc của Cây chó đẻ chữa tiểu đường

  • Diệp hạ : 10–15g , Cam thảo : 10–15g
  • Đem đi nấu nước uống để hàng ngày, khi hết biến chứng, hoặc giảm các triệu chứng có thể giảm xuống mỗi thứ còn khoảng 5g nấu nước để uống hằng ngày.

Nguồn : tracuuduoclieu

  • Công dụng: cây chó đẻ trong chữa bệnh nhất là bệnh tiểu đường, viêm gan B hay mỡ máu thật đáng ngạc nhiên và đáng quý.

Cách dùng hạt vải để chữa tiểu đường như sau

  1. Hạt vải phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước, đun nhỏ lửa cho nước cạn dần đến lúc có thể cô lại thành cao. Chế thành viên, mỗi viên 0.3g. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 4 – 6 viên; Liên tục 3 tháng (một liệu trình).
  2. Hạt vải đem sấy khô, tán mịn. Bảo quản trong lọ kín để dùng dần. Mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần. Uống liên tục trong 3 tháng (một liệu trình).
  3. Trên tờ “Liêu Ninh trung y tạp chí” công bố thử nghiệm dùng hạt vải sấy khô, tán mịn cho các bệnh nhân tiểu đường type 2 trên 40 tuổi sử dụng, ngày uống 3 lần trước bữa ăn, mỗi lần 10g cho thấy kết quả rất khả quan. Trong quá trình điều trị không phát sinh tác dụng phụ.

Bài thuốc này thích hợp với những người mới mắc bệnh đái tháo đường, quá trình bệnh chưa lâu

  • Công thức: Đại sinh địa 50g, Sơn du nhục 15g, Hoài sơn dược 15g, Phi ngọc trúc 15g, Nữ trinh tử 15g, Cam câu kỉ 15g, Thốn mạch đông 15g, Địa cốt bì 30g, Ô mai nhục 10g, Súc sa nhân 5g (tán bột chiêu uống nhiều lần với thuốc) Sinh Cam thảo 15g.
  • Uống thuốc xong, nếu đường huyết, đường niệu chỉ giảm chậm thì có thể thêm Nguyên sâm, Hoàng tinh, Thạch hộc.
  • Nếu bệnh tình kéo dài mà không chữa, đã bước sang trạng thái Âm tổn đến dương, chứng Tam tiêu không rõ rệt lắm, có khí hư, sợ rét, thần kinh suy nhược thì thêm 15g Phụ phiến (chín)(sắc trước), Nhục quế 8g.
    (tham khảo Thiên gia diệu phương)

Bài thuốc cố định cho biến chứng đái tháo đường

Công thức:

  • Hoàng liên 10g, Sinh địa hoàng 24g, Tri mẫu 15g, Mạch môn đông 12g, Hoài sơn 8g, Cát căn 30g
  • Sắc uống.
  • Có thể gia giảm một số vị tùy theo thể bệnh.

– Đối với người bệnh tiểu đường (đái tháo đường), bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc, thì chế độ ăn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Cùng medplus tìm hiểu nhé !

Các bài chế biến thức ăn cho người bệnh tiểu đường ( đái tháo đường)

Từ vỏ củ khoai lang trắng

  • Dùng 50g vỏ tươi củ khoai lang (loại có màu trắng)
  • nấu nước uống cả ngày.
  • Hoạt chất Caiapo (có trong vỏ khoai) có tác dụng giúp cơ thể tái xử lý tốt insulin vì bệnh nhân tiểu
    đường thường kháng insulin

Từ vó bí dao và vỏ dưa hâu

  • Dùng 20g vỏ bí dao, 20g vỏ dưa hâu và 20g thiên hoa phấn,
  • Đem nấu với 1 lít nước, nấu sôi trong 10 phút.
  • Uống cả ngày.

Bí dao, cù mài, lá sen

  • Dùng 50g củ mài, 100g bí dao (còn tươi dùng cả vỏ lẫn hạt) và 30g lá sen
  • Đem nấu nước uống cả ngày.

Mướp đắng

  • Lấy 1 quả mướp đắng rửa sạch, ép lấy nước, có khả năng thêm 1 ít muối và 1 – 2 thìa nước cốt chanh (nếu như ko đau dạ dày) giúp dễ uống.
  • Cầm vào buổi sáng, trước khi ăn để thấy kết quả.
  • Có thể thay thế bằng cách sử dụng mướp đắng làm những món ăn như khổ qua nhồi thịt, xào thịt, xào trứng, nấu canh…

– Bên canh đó, medplus còn cung cấp cho bạn các bài thuốc hỗ trợ cho bệnh tiểu đường ( đái tháo đường )

Bài thuốc dành cho người tiêu khát (chóng đói, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân…)

Bài thuốc cho người nhanh khát nước

Thành phần gồm:

  • 60g Hoài sơn (củ mài), 30g Ý dĩ (hạt Bo bo), 100g củ Cà rốt tươi, 20g Kỷ tử và 20g gạo loại ngon.
  • Đem nấu cháo, nêm nếm gia vị cho ngon để ăn trong ngày.
  • Hoặc có thể nấu Iấy nước để uống.

Bài thuốc giúp thanh nhiệt, nhuận tràng và chống đói, khát

  • Sinh địa 30g, Hoài sơn 30g, Thiên hoa phấn 20g, Thạch hộc 20g, Tri mẫu 20g, Sa Sâm 15g, Mạch đông 15g, Trạch tả 12g, Ngũ vị tử 6g.
  • Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

Nếu thấy đói và khát thêm: Thạch cao (sống), Hoàng liên; nếu khí hư ( nóng ) nặng thêm: Nhân sâm, Hoàng kì

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Các nguồn tổng hợp uy tín
500 bài thuốc Đông Y trị bách bệnh - Lương Y Quốc Đương
Exit mobile version