Bệnh sốt vàng từng được WHO(2016) cảnh báo về mức độ nguy hiểm của bệnh, có thể bùng phát thành đại dịch vì đặc tính dễ lây truyền qua đường muỗi đốt, là căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm. Medplus sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh nguy hiểm này nhé!
1.Nguyên nhân bị bệnh sốt vàng?
Bệnh sốt vàng da do siêu vi trùng thuộc họ Flaviviridae gây ra. Đây là một chứng bệnh sốt xuất huyết quan trọng tại châu Phi và Nam Mỹ mặc dù hiện nay đã có vắc-xin hiệu nghiệm. Sốt vàng hay sốt vàng da là bệnh vi rút cấp tính.
Bệnh sốt vàng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường thấy nhất ở các vùng Nam Mỹ và châu Phi. Khi truyền sang người, virus sốt vàng có thể gây hại cho gan và các cơ quan nội tạng khác gây tổn thương nhiều phủ tạng, suy gan, suy thận, trụy tim mạch, vàng da vừa hoặc nặng, sốc nhiễm khuẩn, và có khả năng gây tử vong.
Bệnh sốt vàng da lây lan bởi vết cắn của muỗi cái nhiễm bệnh. Nó chỉ lây nhiễm cho người, các động vật linh trưởng và một số loài muỗi.Bệnh sốt vàng chủ yếu lây lan bởi Aedes aegypti, một loại muỗi được tìm thấy ở khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, là một loại virut RNA của chi Flavivirus.
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm virus sốt vàng da, song nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh là trẻ em, người lớn tuổi, người có nghề nghiệp phải thường xuyên phơi nhiễm cho muỗi tấn công, đốt, hút máu.
2.Triệu chứng của bệnh sốt vàng và 3 giai đoạn
Bệnh có thể khó phân biệt với các bệnh khác, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Để xác nhận một trường hợp nghi ngờ, cần phải thử nghiệm máu.
Bệnh Sốt vàng có hai triệu chứng rõ ràng nhất là sốt và vàng da. Hiện tượng này xảy ra do bệnh gây tổn thương gan, viêm gan. Đối với một số người, sốt vàng da không có triệu chứng ban đầu, trong khi một số người khác các triệu chứng xuất hiện từ 3 đến 6 ngày sau khi tiếp xúc với virus do muỗi đốt.
Nhiễm trùng sốt vàng da thường có 3 giai đoạn:
- Thời gian ủ bệnh: Từ 3-6 ngày sau khi nhiễm virus gây bệnh. Bệnh nhân sốt vàng có thể bị lây truyền bệnh từ trước khi sốt một vài ngày và sau sốt 3 – 7 ngày. Muỗi Aedes sau khi hút máu có nhiễm virus sốt vàng sẽ trở thành nguy hiểm trung bình từ 9-12 ngày, sau đó có khả năng truyền bệnh suốt đời.
- Thời kỳ khởi phát bệnh: Bệnh nhân đột ngột sốt cao, kèm rét run, đau đầu, đau cơ toàn thân, mặt đỏ xung huyết, buồn nôn và nôn, mạch chậm và yếu không tương xứng với tăng thân nhiệt, có vàng da nhẹ, bạch cầu máu ngoại vi giảm.
- Giai đoạn toàn phát: Bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết niêm mạc như chảy máu cam, máu mũi, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Trường hợp nặng, bệnh nhân tổn thương nhiều phủ tạng, suy gan, suy thận trụy tim mạch, vàng da vừa hoặc nặng, sốc nhiễm khuẩn và tử vong.
Tỷ lệ tử vong ở thể nặng từ 20-50%, các thể khác dưới 5%. Tổ chức Y tế Thế giới ước tình có tới 50% số người trên toàn thế giới đến giai đoạn nhiễm trùng này sẽ chết, chỉ có phân nửa có khả năng hồi phục.
3.Điều trị và Phòng ngừa bệnh sốt vàng
Hiện nay Bệnh sốt vàng vẫn chưa có thuốc đặc trị vì thế khi bị mắc phải bệnh bác sĩ sẽ tập trung chữa trên từng triệu chứng; sốt, vàng da…..Phòng ngừa bệnh biến trở nặng hơn.
Bên cạnh đó, chính bản thân bệnh nhân cũng có thể dùng những biện pháp thủ công để giảm sốt trước tiên: lau mát, mặc quần áo rộng rãi để cơ thể có thể dễ dàng thoát nhiệt
Bởi vì chưa có phương pháp đặc trị, mọi người nên chủ động tìm cách phòng ngừa bệnh sốt vàng.Tiêu biểu nhất là chủ động tiêm chích các loại Vaccine, đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng thấp và những người đi công tác, du học, du lịch ở các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao,…
Hiện nay ở Việt Nam đang phổ biến loại Vaccine để tiêm phòng bệnh sốt vàng:
Stamaril (Pháp) là một vắc xin ngừa bệnh sốt vàng an toàn, và chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh suốt đời.
Vắc xin Stamaril phòng bệnh sốt vàng dành cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn trên 60 tuổi. Vắc xin được chỉ định cho những người:
- Đi đến, đi qua hoặc sống tại khu vực lưu hành bệnh sốt vàng.
- Đi đến bất kỳ Quốc gia nào yêu cầu Giấy chứng nhận Tiêm chủng Quốc tế tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sốt vàng để nhập cảnh.
- Người có nguy cơ nhiễm bệnh do nghề nghiệp.
Vắc xin phòng bệnh sốt vàng hầu như không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, sau khi tiêm bạn thường có cảm giác đau, sưng đỏ ở vết tiêm, ngoài ra còn có biểu hiện sốt nhẹ hoặc nôn.
Đồng thời mọi người cũng nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dọn dẹp gọn gàng, người dân nên rèn luyện thói quen ở sạch để phòng chống muỗi tác nhân gây ra bệnh sốt vàng nguy hiểm và nhiều căn bệnh khác.
Như vậy, Medplus đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn đọc về căn bệnh sốt vàng nguy hiểm cũng như những giai đoạn nhận biết căn bệnh và các cách phòng chống thích hợp để bạn đọc có thể hiểu biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe của bản thân và gia đình
Medplus cũng giới thiệu cho bạn đọc thêm nhiều thông tin về những căn bệnh khác:
ĐAU DẠ DÀY HP CÓ LÂY KHÔNG VÀ 3 NGUYÊN NHÂN CHÍNH
[Chia sẻ] 5+ Nguyên nhân dẫn đến viêm vòi trứng chị em không nên bỏ qua
Nguồn: – Wikipedia tiếng Việt