Site icon Medplus.vn

Tìm hiểu lý do rạn da ở phụ nữ mang thai và cách ngăn ngừa

knvc 31 - Medplus

Tìm hiểu những lý do rạn da sau sinh và cách ngăn ngừa

Rạn da ở phụ nữ mang thai là tình trạng thường xuất hiện. Để biết nguyên nhân và cách ngăn ngừa tình trạng rạn da, mời bạn đọc bài viết sau.

1. Rạn da ở phụ nữ mang thai là gì?

Làn da của mẹ bầu thay đổi rất nhiều trong suốt quá trình mang thai. Da của mẹ thường bị kéo căng trong suốt thai kỳ dẫn đến sự xuất hiện của các vết rạn. Đặc biệt là quanh vùng bụng, hông và đùi.

Do các mô đàn hồi của da kém, trọng lượng của thai phụ tăng nhanh, kích thước vòng bụng ngày càng to ra khiến da căng, gây đứt gãy mô liên kết dưới lớp trung bì của da tạo thành các nên các vết rạn. Các vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ và từ từ chuyển thành màu xám hoặc đen sau khi mẹ bầu sinh con.

Rạn da ở phụ nữ mang thai là dấu hiệu thường gặp

Đa số các thai phụ đều không thể nhận biết thời điểm xuất hiện những vết rạn trên cơ thể. Theo nghiên cứu, 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này vào khoảng tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ. Có những trường hợp vết rạn xuất hiện rất sớm hoặc trong hai tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Nhưng có mẹ đến tận tháng thứ 8 hoặc thứ 9 của thai kỳ cuối mới xuất hiện các vết rạn. Thậm chí có trường hợp các mẹ bầu trong suốt thai kỳ không bị rạn. Nhưng sau sinh thì lại xuất hiện tình trạng này.

2. Dấu hiệu của rạn da ở phụ nữ mang thai

Khi mới hình thành, những vết rạn thường kéo dài khoảng 5-10 mm với kích cỡ khác nhau.

Vị trí: Những vết rạn sau sinh thường xuất hiện tại vùng bụng, chân, đùi, hông…

Một trong những biểu hiện rõ nhất ở phụ nữ mang thai sau sinh là hiện tượng ngứa tại các vết rạn. Các mẹ nên hạn chế gãi trong trường hợp này vì có thể làm tổn thương da nghiêm trọng.

Vùng bụng sẽ xuất hiện những đường rãnh sẫm màu, khiến vùng da bụng trở nên không đều màu. Khi sinh xong những vết rạn vùng bụng không mất đi mà ngày càng trở nên đậm màu hơn.

Đây chính là những tế bào bị tổn thương, chết đi tạo thành các vảy khô trắng tại vùng bị rạn nứt.

Thời điểm xuất hiện tình trạng rạn da phụ thuộc vào cơ địa, tính di truyền và mức độ tăng cân của mẹ

3. Đối tượng có nguy cơ cao bị rạn da ở phụ nữ mang thai?

Thời điểm xuất hiện tình trạng này phụ thuộc vào cơ địa, tính di truyền và mức độ tăng cân của mẹ:

Di truyền:

Nếu mẹ hoặc chị gái của thai phụ từng bị rạn da thì khả năng thai phụ này cũng gặp tình trạng này khá cao khi mang thai.

Tuổi đời mang thai quá cao hoặc quá thấp:

Mang thai dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi đều có nguy cơ khiến bị rạn ở phụ nữ mang thai. Bởi các vùng da vẫn chưa hoàn thiện hoặc đã bị lão hóa dần.

Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì, tăng cân nhanh:

Trọng lượng cơ thể tăng quá nhiều sẽ khiến làn da mỏng hơn nên rất dễ bị rạn da ở phụ nữ mang thai

Từng bị rạn da ở tuổi dậy thì:

Ở tuổi dậy thì, các hormone sinh dục của cơ thể thay đổi bất thường. Khi đó nếu trên cơ thể của các bạn gái xuất hiện các vết rạn thì khả năng cao khi mang thai cũng sẽ gặp lại tình trạng này.

Thai nhi quá lớn:

Cân nặng thai nhi càng lớn thì càng làm làn da vùng bụng bị kéo giãn thêm.

Da thiếu dưỡng chất:

Nếu không chăm sóc da thường xuyên thì lan da sẽ nhanh chóng bị lão hóa, ít tính đàn hồi, độ co giãn kém.

Lười tập thể dục thể thao:

Nếu các mẹ bầu không thường xuyên tập luyện thể dục thể thao trước và trong quá trình mang thai sẽ có tỷ lệ bị rạn da cao hơn các thai phú khác khác.

4. Cách ngăn ngừa và điều trị rạn da ở phụ nữ mang thai

Rạn da khi mang thai không tự biến mất hoàn toàn mà chỉ chuyển đổi màu sắc. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng những vết rạn lại tồn tại sau khi sinh đều thiếu thẩm mỹ. Khiến nhiều chị em mất tự tin trong cuộc sống.

Rạn da ở phụ nữ mang thai không tự biến mất hoàn toàn mà chỉ chuyển đổi màu sắc.

5. Lưu ý rạn da ở phụ nữ mang thai

Vì vậy để có thể làm mờ vết rạn một cách hiệu quả. Nên chú ý đảm bảo trọng lượng hợp lý cho cơ thể. Sau đây là những cách phòng ngừa tình trạng rạn da sau sinh:

Xem bài viết liên quan: Tìm hiểu những lý do rạn da sau sinh và cách ngăn ngừa

Bật mí 4 bí quyết trị rạn da sau sinh cho mẹ bầu

Chuyện gì xảy ra khi dây rốn quấn quanh cổ thai nhi?

Cẩn thận 8 biến chứng khi sinh con và cách phòng tránh

Rạch tầng sinh môn khi sinh thường – mẹ bầu đã biết?

Sự Thật Về Gây Tê Màng Cứng Khi Chuyển Dạ

Chăm sóc bé sau sinh – chăm sóc rốn cho trẻ sau sinh

Nguồn: Tổng Hợp

Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version