Site icon Medplus.vn

Tóc Thần Vệ Nữ – Giúp làm sạch không khí kiêm dược liệu chữa bệnh

Tóc Thần

Tóc Thần

Ngoài là cây cảnh, Tóc Thần còn có thể hấp thu các chất khí có hại trong môi trường như Aldehyde formic. Giúp làm sạch không khí hoặc có thể giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. Cây còn có tác dụng chữa bệnh như chữa ho, phong thấp, chữa rắn cắn,… Cùng Medplus Tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Rớn đen, Đuôi chồn lá quạt, Cây sẹ, Thiết tuyến thảo, Tóc thần vệ nữ

Tên khoa học: Adiantum capillus – veneris L.

Họ: Đuôi chồn (Adiantaceae)

Đặc điểm cây

Nơi sống và đặc điểm sinh thái

Chi Adiantum có khoảng 10 loài ở Việt Nam. Trong đó 4 lọài được dùng làm thuốc.

Bộ phận dùng

Toàn cây, thu hái quanh năm, phơi khô.

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hóa học

Tóc thần có chất đắng, tanin và tinh dầu.

Tác dụng dược lý

Tác dụng hạ glucose huyết: Dịch chiết toàn cây rớn đen làm hạ glucose huyết ở động vật bình thường. Không gây tăng glucose huyết (tài liệu Pakistan).

Tính Vị, công năng

Công dụng và bài thuốc về Tóc Thần

Công dụng

Được trồng làm cảnh. Cây tóc thần vệ nữ còn có công dụng hấp thu các chất khí có hại trong môi trường như Aldehyde formic. Do đó, bạn có thể trồng cây tóc thần vệ nữ để làm sạch không khí hay giúp ngủ ngon giấc nếu bạn đặt trong phòng ngủ của mình.

Toàn cây được dùng chữa ho, nóng phổi ho ra máu, tràng nhạc, bầm máu do đụng giập, viêm vú, tắc sữa, sản hậu ứ huyết, sỏi tiết niệu. Lá chữa rắn cắn. Chữa phong thấp.

Bài thuốc có rớn đen

1. Chữa sỏi tiết niệu ở trẻ em

Tóc thần 6g, cốc tinh thảo 9 g, sắc uống.

2. Chữa bí dái, đái són, đái rắt

Tóc thần, xa tiền tử, mộc thông, mỗi vị 15 – 20 g. sắc uống sau khi ăn làm 2 – 3 lần trong ngày.

3. Chữa rắn cắn

Dùng lá cây tóc thần ngày 15 – 30g, sắc uống.

4. Chữa phong thấp

Dùng 50g toàn cây, ngâm với 500 ml rượu, mỗi ngày uống 30 ml.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu

Exit mobile version