Site icon Medplus.vn

Tỏi rừng: Thảo dược phương Đông giúp điều trị nhiều loại bệnh mà bạn nên biết

Tỏi rừng

Tỏi rừng

A. Thông tin về Tỏi rừng

Tỏi rừng hay còn được gọi với nhiều tên khác nhau, tiêu biểu như Tỏi đá, Hoa trứng nhện, Trứng nhện,Tỏi đá, Sâm vầy nưa, Tri thù hương. Là phương thuốc có nguồn gốc từ phương Đông, cụ thể là Trung Quốc, tỏi rừng được ứng dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, từ phổ biến cho đến bệnh nguy hiểm.

Tên khoa học: Aspidistra typica Baill.

Họ: Hoàng tinh – Convallariaceae

1. Mô tả cây

2. Bộ phận dùng

Người ta thường sử dụng thân rễ – Rhizoma Aspidistrae Typicae.

3. Phân bố và thu hái

Tỏi rừng là một trong những loài cây xuất hiện nhiều tại phía nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc ở hốc mùn, sườn núi đá trong rừng ở Uông Bí (Quảng Ninh), rừng Cúc Phương (Ninh Bình).

B. Công dụng và liều dùng

1. Tính vị

Theo nghiên cứu, tỏi rừng có vị  cay, đắng, tính ấm.

2. Công dụng và liều dùng

Tỏi rừng có tác dụng tư âm nhuận phế trừ ho, thanh nhiệt giải độc, sinh tân tiêu khát, hoạt huyết tán ứ, tiếp cốt, chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, thân rễ của cây được dùng trị lỵ, sốt rét, phong thấp tê đau, thận hư lưng gối đau, đòn ngã tổn thương, gãy xương, rắn độc cắn.

Liều dùng: 15 – 30g, dạng thuốc sắc; dùng ngoài giã đắp.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  4. Không nên dùng cho phụ nữ có thai.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version