Site icon Medplus.vn

Tỏi Tây – Từ Thực phẩm cho đến dược liệu bài thuốc mà bạn chưa biết ?

toi-tay-tu-thuc-pham-cho-den-duoc-lieu-bai-thuoc-ma-ban-chua-biet

toi-tay-tu-thuc-pham-cho-den-duoc-lieu-bai-thuoc-ma-ban-chua-biet

Tỏi Tây luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

toi-tay-tu-thuc-pham-cho-den-duoc-lieu-bai-thuoc-ma-ban-chua-biet

+ Tên khác: Tỏi Tây, Hành ba rô, Hành boa rô , Leek ( Tên tiếng Anh )

+ Tên khoa học: Allium ampeloprasum

+ Họ: Hành – ( Alliaceae ).

1. Đặc điểm dược liệu

Cây thảo hai năm, cao 40-140cm. Thân hành hình trụ hay hình tròn, rộng 1-2cm. Lá mọc 2 hàng, phẳng hoặc hơi gấp lại thành hình máng xối, có màu lục hơi mốc. Hoa hồng, xếp thành tán giả dạng cầu, có cuống dài, màu xanh xanh hay tim tím.

2. Phân bố

Gốc ở vùng Ðịa Trung Hải, đã được thuần hoá rất tốt tại nước ta và chịu đựng được qua mùa hè tại vùng trung du Bắc bộ. Hiện được trồng nhiều tại Ðà Lạt (Lâm Ðồng).

3. Bộ phận dùng

Thân hành và Rễ Hành.

4. Thu hái

Sau khoảng 2 – 3 tháng sau khi gieo trồng là hành baro sẽ cho thu hoạch.

5. Chế biến

Thường dùng tươi.

6. Bảo quản

Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Các thành phần chính đã biết trong củ có alliin (0,4%) và cũng có alanine, arginine, acid asparatic, asparagine, histidine, leucine, methionine, phenylalanine, proline, serine, threonine, tryptophane và valine. Còn có các chất khoáng Fe, Ca, P, Mg, Na, K, Mn, S, Si, và các vitamin B, C. Trong tinh dầu của củ có allyl disulphide.

2. Tính vị

Vị cay, tính ấm

3. Tác dụng

Theo Đông y, Dược liệu có tác dụng Bổ thần kinh, rất dễ tiêu hoá, lợi tiểu, sát khuẩn, nhuận tràng và bổ dưỡng cơ thể.

4. Công dụng

1. Bổ sung chất dinh dưỡng

Tỏi tây có nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết nhưng lại có hàm lượng calo thấp. Loại gia vị này rất giàu các tiền chất vitamin A, bao gồm beta carotene. Đây là những chất rất quan trọng đối với thị lực, chức năng miễn dịch, sinh sản và liên kết giữa các tế bào. Hành paro cũng là một nguồn vitamin K1 dồi dào rất cần thiết cho quá trình đông máu và sức khỏe của tim.

Hành paro cũng cung cấp nhiều mangan có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và cải thiện sức khỏe tuyến giáp. Ngoài ra, loại hành này còn cung cấp một lượng nhỏ đồng, vitamin B6, sắt và folate. Tuy nhiều dưỡng chất là thế nhưng trong 100g hành paro đã nấu chín chỉ có 31 calo.

2. Cung cấp chất chống oxy hóa

Tỏi tây chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenol và các hợp chất lưu huỳnh khác. Chất chống oxy hóa giúp bạn tránh được các tổn thương tế bào, từ đó góp giúp tránh các bệnh như tiểu đường, ung thư và bệnh tim. Loại thực vật này có chứa một chất chống oxy hóa là kaempferol có thể giúp bạn phòng chống bệnh tim và một số loại ung thư. Hành paro cũng có chứa allicin, một hợp chất lưu huỳnh thường thấy trong tỏi có tính kháng khuẩn, giảm cholesterol và phòng chống ung thư.

3. Giúp tăng sức khỏe tim mạch

Tương tự như hành tây và tỏi ta, tỏi tây cũng tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Chất kaempferol trong tỏi tây có đặc tính chống viêm, giúp giảm nguy cơ đau tim hoặc nguy cơ tử vong do bệnh tim. Hơn nữa, hành paro cũng là một nguồn allicin và các hợp chất thiosulfinate có lợi cho sức khỏe của tim. Đây là những chất giúp giảm cholesterol, huyết áp và hạn chế việc hình thành máu đông.

4. Hỗ trợ bạn giảm cân

Nhờ có ít calo, tỏi tây có thể hỗ trợ bạn thực hiện mục tiêu giảm cân dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, hành paro cũng chứa nhiều nước và chất xơ tốt nên sẽ giúp bạn ngăn cơn đói và no nhanh hơn. Điều này sẽ giúp bạn ăn ít hơn một cách tự nhiên mà vẫn không thấy đói. Các nhà khoa học cũng cho biết những ai ăn nhiều rau trong bữa ăn hơn có thể giảm cân dễ hơn và ít tăng cân lại hơn. Vậy nên, bạn có thể thêm hành paro vào bữa ăn để tăng lượng rau mình ăn mỗi ngày.

5. Giúp phòng bệnh ung thư

Chất kaempferol trong tỏi tây có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, đặc biệt là ung thư. Một số nghiên cứu ống nghiệm cho thấy kaempferol có thể giúp phòng chống bệnh ung thư bằng cách giảm viêm, tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn các tế bào này di căn. Hợp chất allicin trong hành paro cũng có đặc tính chống ung thư tương tự.

Các nghiên cứu ở người cũng cho thấy những ai thường xuyên tiêu thụ các loại hành tỏi, kể cả hành paro, có thể giảm nguy cơ ung thư dạ dày tới 46%. Ngoài ra, các loại hành tỏi cũng có thể  giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

6. Cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Hành paro có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa vì đây là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan rất cần thiết để giữ đường ruột khỏe mạnh. Đặc biệt, loại hành này cũng có prebiotic có khả năng tạo ra các axit béo chuỗi ngắn như acetate, propionate và butyrate. Những chất này có thể giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe đường ruột. Hơn nữa, các nghiên cứu còn cho thấy chế độ ăn giàu prebiotic có thể hỗ trợ cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Điều này giúp bạn tăng cường sức khỏe tổng thể.

Ngoài các tác dụng như phòng ung thư hay giúp giảm cân, các chất dinh dưỡng trong hành paro còn có thể giúp bạn giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, hành paro cũng có thể bảo vệ não khỏi sự suy giảm thần kinh và các bệnh liên quan đến tuổi tác. Một số nghiên cứu trên động vật còn cho thấy kaempferol trong loại cây này có thể giúp chống các chứng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm men.

5. Cách dùng và liều lượng

Tỏi tây là một loại rau gia vị và thường được sử dụng để chế biến thành các món ăn dinh dưỡng.

Một số cách chế biến hành boa rô:

Giá trị dinh dưỡng trong tỏi tây (hành boa rô)

Thân của cây tỏi tây thường được sử dụng trong chế biến món ăn nhằm gia tăng mùi hương và kích thích vị giác. Trung bình 100g hành boa rô có thể cung cấp hàm lượng thành phần dinh dưỡng như:

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

toi-tay-tu-thuc-pham-cho-den-duoc-lieu-bai-thuoc-ma-ban-chua-biet

Trị giun:

Nghiền rễ con ngâm trong sữa cho trẻ uống.

Trị bí tiểu tiện, viêm bàng quang:

Dùng 6 củ Tỏi tây, cho vào dầu Dừa, nấu riu riu lửa rồi lấy ra để ấm áp vào bụng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

 

Exit mobile version