Site icon Medplus.vn

Tỏi – Từ gia vị phổ biến tới Vị thuốc quý trong Y học

toi tep - Medplus

Tỏi là một loại gia vị thường không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt. Không chỉ mang lại những lợi ích cho sức khỏe, tỏi còn là một vị thuốc điều trị các chứng bệnh như đau nhức, nhiễm trùng da, đầy bụng. Hãy cùng Medplus tìm hiểu thêm về loại dược liệu này nhé !

Thông tin về Tỏi

1. Đặc điểm sinh học

Là loại thực vật có họ hàng gần với hành tây hành tím . thuộc nhóm thực vật thân thảo. Cây tỏi gồm có các bộ phận sau:

2. Phân bố

Là một loài thực vật chịu lạnh và chịu nhiệt tốt. phân bố ở rất nhiều nơi trên thế giới. Về nguồn gốc, người ở vùng Trung Á đã tìm thấy tỏi, và sử dụng đầu tiên vào khoảng 5000 năm trước.

Tại Việt Nam, tỏi có thể mọc hoang và được gieo trồng ở nhiều nơi. Một số khu vực nổi tiếng về trồng là Khánh Hòa, Lý Sơn, Phan Rang, Bắc Giang, Hòa Bình, Hải Dương,…

Nhiệt độ thích hợp để tạo củ là 20 – 22 độ C.

3. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế & cách bảo quản

Thông thường, bộ phận dùng của cây tỏi đó chính là phần củ và tép tỏi. Người Việt dùng để làm gia vị, làm thuốc,…

Khi thu hái, ta chọn thu hái cả cây. được gieo trồng và thu hoạch theo thời vụ. Ở Đồng bằng sông Hồng và khu vực miền Trung thời điểm thích hợp để thu hoạch là vào độ tháng 1, tháng 2.

Sau khi thu hoạch, chúng ta cần loại bỏ phần rễ và phần thân lá, giữ lại phần củ.

Để bảo quản được lâu, người dùng cần đựng trong túi vải, túi lưới,… Nên để tỏi ở khu vực khô thoáng, mát mẻ. Đây là cách giữ cho tỏi không bị mất hương vị, không bị vi khuẩn tấn công. Không nên để trong tủ lạnh vì sẽ không còn tươi, dễ bị khô và bị mất các chất dinh dưỡng quan trọng.

Công Dụng và Cách dùng của Tỏi

1. Thành phần hóa học

Trong tỏi có 3 hoạt chất chính: allicin, liallyl sulfid và ajoen. Trong đó, allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhưng nó lại không hiện diện rõ ràng trong tỏi. Allicin được tạo ra khi chất alliin tiếp xúc 1 với enzym alliinase khi tỏi được nhai, bằm nhỏ hay được nghiền nát và là thành phần tạo mùi đặc trưng (Alliin và enzym alliinase tồn tại trong những tế bào riêng biệt, khi tỏi chưa bị thái hoặc bằm ra), do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Vì vậy, để tận dụng được hoạt tính allicin trong tỏi chúng ta nên cắt nhỏ hoặc đập nát tỏi càng nhiều càng tốt, không nên để nguyên cả củ khi xào nấu.

2. Tính vị công năng

Có vị cay, mùi hôi, tính ấm, có tác dụng giải cảm, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu, hạ khí, trừ giun, thông quan

3. Tác dụng dược lý

Theo Đông y, củ tỏi tươi có những tác dụng sau:

Theo các nghiên cứu trong ngành y học hiện đại, tỏi tươi có những tác dụng sau:

4. Cách dùng và liều dùng

Về cách dùng, chúng ta có thể dùng ở dạng tươi hoặc ở dạng ngâm rượu, ngâm giấm. Tỏi dùng ở dạng tươi, bạn có thể ăn sống, dùng làm gia vị cho các món ăn, cho nước chấm.

Tỏi là một vị thuốc tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng, ăn quá nhiều trong ngày. Liều dùng vừa đủ trong một ngày là từ 1 – 2 nhánh tỏi.

Khi dùng để chế biến thành các bài thuốc, cần tuân thủ liều lượng khi chế biến. Mỗi bài thuốc sẽ có công thức liều lượng khác nhau. Chúng tôi không đưa ra một mức hạn nhất định nào.

Bài thuốc chữa bệnh tiêu biểu từ Tỏi

1. Chữa vết thương phần mềm, bỏng nước

Tỏi, hành, trầu không dùng tươi, mỗi vị 330g, lá ớt tươi 200g, mật lợn 1 lít. Hành, tỏi bỏ vỏ cùng trầu không, lá ớt giã nhỏ, cho vào nửa lít nước nấu kỹ, lọc, cô còn khoảng 300 ml, cho vào 1kg đường, đun thành cao lỏng, cuối cùng cho mật lợn vào canh kỹ, đựng vào lọ kín. Vết thương rửa sạch, bôi cao vào. Ngày rửa và bôi thuốc một lần.

2. Chữa viêm họng

Lá tỏi, lá mướp, giã vắt lấy nước uống.

3. Chữa sai khớp, bong gân

Tỏi 1 củ, vòi voi (lá và hoa) 30g, muối ăn 10g. Tất cả giã nát đắp vào chỗ sưng tấy. Sau đó băng lại.

4. Chữa sốt rét

Tỏi 6 – 7 củ, để sống 1 nửa, nướng chín một nửa, ăn hết, nôn hay đại tiện thông thì khỏi.

Một số lưu ý khi dùng tỏi chữa bệnh

Tỏi không chỉ là một gia vị, giúp bữa ăn thêm ngon miệng hơn mà còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và trong việc trị bệnh. Tuy nhiên, khi dùng, bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Tỏi cũng như một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version