Site icon Medplus.vn

Tổn thương chân và 7 vấn đề thường gặp

Tổn thương chân dễ xảy ra khi chúng ta sử dụng bàn chân quá mức cho việc di chuyển như đi bộ, chạy bộ, leo trèo. Từ đó gây ra các cơn đau, sự khó chịu và không thoải mái trong đời sống hàng ngày. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các tổn thương chân thường gặp và cách chăm sóc bàn chân của bạn một cách hiệu quả.

1. Một số vấn đề thường gặp

Một số tổn thương chân thường gặp phải bao gồm:

Ngoài ra, một số bệnh khác cũng có thể gây ra những tổn thương chân như: Bệnh tiểu đường, bệnh gút (trong đó các tinh thể axit uric hình thành trong khớp), các bệnh nhiễm trùng như nấm da chân và nấm móng.

1.1 Gai gót chân

Gai gót chân là tình trạng phát triển các khối u xương ở gót chân, khiến cho chân bị đau khi đứng hoặc đi bộ. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này là do đi bộ không đúng cách hoặc quá lạm dụng việc sử dụng gót chân.

1.2. Viêm cân gan chân

Việc xuất hiện các vết rách nhỏ trong các mô sợi dày ở mặt dưới của bàn chân sẽ dẫn đến tình trạng Viêm cân gan chân. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm đau gót chân và đau vòm chân (bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhiều hơn vào buổi sáng). Viêm gan chân thường xuất hiện phổ biến hơn đối với những người hay đi bộ đường dài hoặc chạy đường dài.

1.3. Biến dạng ngón chân cái 

Biến dạng ngón chân cái xuất hiện khi xương ngón chân cái bị lệch, thường là kết quả của việc đi giày không vừa hoặc ngón chân bị ép vào nhau trong một thời gian dài. Một số triệu chứng thường gặp của tình trạng này bao gồm: Xuất hiện vết chai (thường là nơi tiếp giáp giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ, đau nhứt, sưng, đỏ,

1.4. Hội chứng bàn chân bẹt

Hội chứng bàn chân bẹt là tình trạng mặt dưới của lòng bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với nền đất. Từ đó gây ra các cơn đau ở vùng giữa bàn chân, sưng mắt cá chân và vòm bàn chân, thậm chí nó cũng có thể gây ra đau hông, đau đầu gối hoặc đau vùng lưng dưới. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do thói quen đi chân đất hoặc mang các loại dép kẹp phẳng. Nó cũng có thể xuất hiện do bẩm sinh hoặc chấn thương (Ví dụ: Gãy xương).

1.5. Tình trạng ngón chân co quắp

Là tình trạng khớp ở giữa ngón chân bị cong xuống dưới. Tình trạng này xảy ra do sự mất cân bằng trong cơ, gân hoặc dây chằng giúp giữ cho xương ngón chân thẳng. Nguyên nhân thường dẫn đến việc co quắp ngón chân là do đi giày không vừa. Ngoài ra, nó cũng có thể liên quan đến chấn thương và một số căn bệnh.

1.6. Đau ụ ngón chân

Xảy ra khi xuất hiện các cơn đau ở những đệm thịt dưới lòng bàn chân. Việc mang một số loại giày gây tăng áp lực cho khu vực này thường gây ra tình trạng đau ụ ngón chân. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể liên quan đến việc mắc một số bệnh như viêm khớp, chèn ép dây thần kinh, rách hoặc gãy dây chằng.

1.7. U dây thần kinh Morton

Tình trạng này gây ra bỏng, ngứa ran và đau gần ngón chân thứ ba và thứ tư của bàn chân. Nguyên nhân thường liên quan đến việc mang giày cao gót.

2. Chẩn đoán tổn thương chân

Để chẩn đoán các tổn thương chân, bác sĩ có thể khám các dấu hiệu bên ngoài của bàn chân nhằm xem xét tình trạng sưng tấy, phát hiện dị vật và các dấu hiệu bên ngoài khác. Ngoài ra, để có kết quả chắc chắn hơn, các chuyên gia y tế có thể xem xét tình trạng bên trong bàn chân bằng cách chụp X-quang, chụp MRI hoặc chụp CT (các phương pháp được sử dụng tuỳ vào từng tình trạng riêng biệt của chân).

3. Điều trị các tổn thương chân

Những tổn thương chân khác nhau sẽ có những cách điều trị riêng biệt của chúng. Chẳng hạn,  có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn như Tylenol (acetaminophen), Advil, Motrin (ibuprofen), Aleve (naproxen) để làm giảm cơn đau chân. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc giảm đau theo toa trong trường hợp chân quá khó chịu.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể áp dụng vật lý trị liệu để tăng sức mạnh và tính linh hoạt của chân và mắt cá chân. Bên cạnh đó, tình trạng gãy xương và chấn thương chân cũng có thể cần áp dụng biện pháp phẫu thuật. Những phương pháp này đều có mục đích cuối cùng là giúp cho đôi chân trở nên khoẻ mạnh và sẵn sàng hoạt động trở lại với tình trạng tốt nhất.

Lời kết

Bàn chân là một bộ phận quan trọng của cơ thể con người giúp chúng ta rất nhiều trong việc di chuyển. Vì thế, hãy luôn nhớ quan tâm và chăm sóc sức khoẻ tốt cho bộ phận này. Hãy đến ngay các cơ sở y tế và bệnh viện nếu cảm thấy có bất cứ vấn đề gì không ổn với bàn chân.

Nguồn: The Anatomy of the Foot and Common Foot Problems

Exit mobile version