Site icon Medplus.vn

Tổng hợp 20+ dấu hiệu mang thai chuẩn xác 100% mà mẹ nào cũng cần biết!

Sau khi quan hệ, chị em luôn lo lắng mình có mang thai hay không khi cơ thể bắt đầu có những thay đổi nho nhỏ mà không chắc chắn. Cùng Medplus tìm hiểu Tổng hợp 23 dấu hiệu mang thai chính xác 100%.

Tổng hợp 23 dấu hiệu mang thai chính xác 100%!

1. Thính mũi hơn hẳn trước đây là dấu hiệu mang thai cần lưu ý

Dấu hiệu là đặc điểm khá rõ ràng khi mẹ bầu mang thai được 1 tháng. Lúc này, mẹ bầu cực kì nhạy cảm với mùi. Có thể những mùi rất khó nhận ra cũng làm mẹ bầu khó chịu. Những mùi này làm mẹ bầu nôn ọe, mệt mỏi. Cũng có những mùi trước đây mẹ bầu rất thích cũng làm họ khó chịu.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do nội tiết tố nữ Estrogen tăng lên làm mẹ bầu thính hơn dễ nhạy cảm với mùi.

2. Tâm trạng tự nhiên thay đổi thất thường

Tâm trạng thay đổi thất thường là một trong những đặc điểm nhận dạng của con gái. Tuy nhiên nó cũng chính là dấu hiệu có thai mà phụ nữ cần lưu ý. Tâm trạng của bạn sẽ thay đổi hơn gấp nhiều lần nữa. Các mẹ bầu dễ cáu gắt, tủi thân. Có thể đang rất vui vẻ, mẹ bầu ngay lập tức trở nên khó chịu, gắt gỏng.

3. Thèm ngủ là dấu diệu mang thai dễ thấy

Ở giai đoạn cấn thai, lượng progesterone trong cơ thể sẽ tăng. Điều này sẽ làm mất cân bằng năng lượng bên trong cơ thể. Do đó cơ thể mẹ bầu giai đoạn này hay uể oải và buồn ngủ. Đó là lí do phụ mang thai 1 tháng đầu ngáp liên tục và rất hay buồn ngủ.

4. Bụng to lên

Sau khi quan hệ 1 tuần – 3 tuần nếu bạn thấy bụng mình to lên bất thường thì đây là dấu hiệu chứng tỏ bạn có thai khá cao. Tuy nhiên, dấu hiệu này sẽ không quá rõ ràng nên nhìn bằng mắt thường sẽ ít nhận ra. Chỉ khi chúng ta là người rất chú ý đến vóc dáng cơ thể mới có thể nhận ra dấu hiệu này.

5. Lên đỉnh khi quan hệ vào kỳ rụng trứng

Đây là dấu hiệu chính xác giúp bạn dự đoán khả năng có thai. Nếu quan hệ vào thời điểm không an toàn, chuẩn bị hoặc đúng thời điểm rụng trứng, cộng thêm cả 2 cùng lên đỉnh thì khả năng bạn có thai là rất cao. Khi lên đỉnh tử cung phụ nữ co bóp mạnh hơn khiến tinh trùng dễ trôi vào sâu và nhanh hơn. Đồng thời trứng cũng bị kích thích rụng nhanh hơn. Từ đó khẳng định khả năng trứng gặp tinh trùng thuận lợi hơn. Đây là nghiên cứu khoa học đã được chứng thực về độ chính xác.

6. Tóc rụng, dễ gãy

Từ thời điểm bắt đầu mang thai, nội tiết tố thay đổi rất nhiều. Đó là lí do khiến bộ phận tóc của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng theo nội tiết tố cơ thể. Tóc mẹ bầu lúc này hay rụng và cũng dễ gãy hơn. Đây là hiện trạng được xem xét từ thực tế những người đã từng mang thai. Tình trạng này kéo dài hết cả chu kỳ mang thai. Sau đó nó kéo sang cả suốt quá trình bạn nuôi con nhỏ.

Tóc dễ rụng, gãy hơn trước rất nhiều lần

7. Trễ kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu mang thai khá chuẩn xác

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt trung bình – tính từ ngày đầu tiên xuất hiện chu kỳ đến khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo là 28 ngày. Một chu kỳ ngắn từ 21 ngày hoặc kéo dài đến 35 ngày được coi là bình thường.

Mỗi người phụ nữ đều có một chu kì kinh nguyệt khác nhau, phù hợp với cơ địa mỗi người. Chu kì này chỉ có chính người phụ nữ đó nắm rõ. Vì vậy trễ kinh là dấu hiệu mang thai do họ phát hiện. Tuy nhiên, trễ kinh nguyệt chỉ đúng khi:

8. Ngực căng và khá nhạy cảm

Dấu hiệu mang thai 1 tháng khá dễ nhận biết là ngực căng và nhạy cảm hơn bình thường. Chị em sẽ cảm thấy khá khó chịu, như bị kim châm hoặc ngứa quanh vú, đặc biệt là ở đầu nhũ hoa. Điều này xảy ra do hormone thai kì gia tăng. Nó làm tăng cung cấp máu cho vùng ngực. Đây là lí do khiến vùng ngựa khó chịu và bị tức ngực tương đối giống thời gian bắt đầu kinh nguyệt.

Có thể cảm thấy vùng ngực căng và nhạy cảm khoảng 1 tuần sau khi thụ thai. Áo lót sẽ cọ xát vào ngực nhiều hơn bình thường khiến chị em thấy không thoải mái.

9. Que thử thai 2 vạch

Với que thử thai tại nhà, chúng ta có thể thử sau 7-10 ngày, bạn có thể biết mình đang có thai hay không.

Cách thử que thử thai chính xác

Bước 1: Lấy mẫu nước tiểu từ sáng sớm vào trong khay đựng.

Bước 2: Xé bao nhôm và dùng que thử thai trong vòng 15 phút

Bước 3: Nhúng que thử vào khay nước tiểu theo hướng mũi tên chỉ xuống sao cho không ngập quá mũi tiên chỉ mức Max.

Bước 4. Đợi sau ít nhất 5 phút và đọc kết quả

Cách đọc kết quả que thử

Ngoài việc tuân thủ đúng các bước sử dụng que thử, bạn cũng cần phải đọc kết quả que thử chính xác và phân đoán định được đâu là kết quả giả và đâu là kết quả thật. Dưới đây là cách đọc kết quả que thử cho các trường hợp, trong đó bao gồm trường hợp xuất hiện trên que thử thai 2 vạch mờ:

Thời gian đọc kết quả: trong vòng 15 phút, nếu đọc kết quả sau 15 phút thì cần phải thử lại. Đây là phương pháp xác định dấu hiệu mang thai 2 tuần chính xác và nhanh nhất.

Que thử thai 2 vạch

10. Màu sắc âm đạo chuyển từ hồng sang đỏ tím

Một dấu hiệu sớm khác của thai kì là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Âm hộ và âm đạo thông thường sẽ có màu hồng. Tuy nhiên khi bạn có thai, màu sắc âm đạo sẽ chuyển sang đỏ tím.

Sự thay đổi có nguyên nhân từ sự gia tăng lượng máu cung cấp đến các mô xung quanh âm đạo, thường được gọi là dấu hiệu Chadwick. Căn bản cũng do sự thay đổi hormone để do quá trình thụ thai thành công. Mẹ có thể dùng gương nhỏ để kiểm tra màu sắc “cô bé” nếu cảm thấy mình có thể mang thai.

11. Dịch âm đạo có màu sắc hoặc mùi khác biệt

Bạn sẽ thấy rằng ở giai đoạn sớm của thai kỳ âm đạo sẽ tiết dịch một ít, và dịch sẽ nhiều hơn trong suốt thời gian bạn mang thai. Tiết dịch khi có thai là dấu hiệu vô hại và sẽ tương tự như dịch tiết bình thường của bạn.

Đừng cố rửa sạch âm đạo vì điều này có thể gây kích ứng da và mất cân bằng chủng vi khuẩn tự nhiên. Khi có thai, bạn cũng sẽ dễ bị nhiễm nấm, mặc dù không có hại cho thai nhi nhưng bạn cần điều trị.

Nếu âm đạo chảy dịch có màu sắc hoặc mùi khác biệt, bạn phải đi khám ngay lập tức. Có thể đây là dấu hiệu mang thai 1 tháng đầu thai kì.

12. Nhạy cảm với mùi vị thức ăn

Trong những tuần đầu mang thai, có những mùi trước đây chúng ta cảm thấy bình thường, bây giờ cảm thấy khó chịu. Có những mùi vị trước đây rất ghét nhưng bây giờ lại thấy vô cùng thích thú.

Trong thời gian đầu mang thai, mẹ sẽ cảm thấy thay đổi khẩu vị. Bạn cũng cảm giác được trong miệng có vị khác biệt. Ví dụ như mùi kim loại. Nó làm chị em trở nên nhạy cảm với mùi vị thức ăn hoặc nấu nướng. Nhiều món ăn khoái khẩu nhưng bây giờ mỗi lần thấy chị em không thể nào chịu nổi.

Khứu giác của các bà bầu dễ bị ảnh hưởng của các mùi lạ hơn so với trước khi mang bầu rất nhiều.

13. Tiểu đêm, mệt mỏi

Ngoài ra bà bầu cũng sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, tiểu nhiều vào đêm, đau đầu, đau lưng, táo bón, đầy hơi, chuột rút hoặc dễ thay đổi cảm xúc… Các dấu hiệu này thường bị nhiều chị em phụ nữ bỏ qua vì cho rằng có thể do thời tiết, hoặc các tác nhân bên ngoài.

Thực tế, đây cũng chính là những triệu chứng báo hiệu có thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi hóc môn trong cơ thể bạn. Các mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường, nhất là vào buổi đêm.

Bởi những tháng đầu thai kỳ, tử cung của bạn to ra, gây chèn ép vào bàng quang tạo cảm giác làm mẹ bầu đi tiểu nhiều.

14. Xuất hiện máu bào thai trong 1 tháng đầu

Một vài vệt máu hồng sẽ xuất hiện khi bạn bắt đầu mang thai, tình trạng này có thể gặp ở tuần thứ 6 hoặc 7. Do không hay để ý đồ lót, nên rất nhiều bà mẹ đã vô tình bỏ lỡ dấu hiệu mang thai 1 tháng đầu độc đáo này.

15. Ốm nghén

Thời gian sớm nhất ốm nghén có thể ghé thăm mẹ bầu là sau 2 tuần thụ thai. Lúc này phụ nữ sẽ thích các loại đồ ăn giúp làm giảm cơn nghén. Đặc biệt khó chịu với các loại thực phẩm như trứng, cà phê, đồ chiên rán… Đồng thời buồn nôn. Ngoài ra, cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Lúc này, cần bổ sung thêm các loại hoa quả tươi, giàu vitamin và các món ăn nhẹ. Tình trạng ốm nghén là dấu hiệu mang thai 1 tháng đầu đặc trưng của chị em.

16. Chán ăn

Thông thường, ốm nghén khiến các mẹ bầu cảm thấy buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng. Bạn sẽ có nhu cầu sử dụng các loại thức ăn để giúp dịu cơn ốm nghén hơn là vì thèm ăn loại thức ăn đó.

Vì vậy, tình trạng chán ăn xảy ra. Nhiều mẹ bầu không ăn gì rất nguye hiểm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.

17. Xuất hiện vài cơn đau bụng âm ỉ

Một vài cơn đau bụng âm ỉ là những dấu hiệu mang thai sau ở những tuần đầu tiên mà phụ nữ có thể sẽ cảm nhận được. Chúng thường bị nhầm lẫn với ngày “đèn đỏ”. Tuy nhiên, kết hợp với những dấu hiệu khác, chúng ta sẽ có thể khẳng định mình có mang thai hay không.

18. Thường xuyên mệt mỏi

Trong 2 tuần đầu mang thai, chị em luôn trong trạng thái vô cùng mệt mỏi, uể oải. Lượng Hormone Progesterone sẽ gia tăng đột biến gây lên các cơn đau đầu, khó thở. Đồng thời cơ thể phải hoạt động hết công suất để cung cấp đủ lượng máu khi bạn bắt đầu mang thai.

Dấu hiệu mang thai này làm các bà mẹ vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Sau đó các bà mẹ lại tràn đầy năng lượng.

Thường xuyên đau đầu, mệt mỏi là dấu hiệu mang thai 2 tuần đầu thai kì

19. Đau lưng

Cơ bụng bắt đầu lỏng lẻo, nặng trĩu và kéo theo các cơn đau mỏi nhẹ ở phần hông lưng để thích nghi và sẵn sàng với sự phát triển của thai nhi.

Hiện tượng này tương đối giống đau lưng trước kì kinh nguyệt. Tuy nhiên, nó kéo dài lâu hơn. Tình trạng này làm chị em vô cùng chán nản, đau nhức, mất tinh thần.

20. Chuột rút

Hiện tượng chuột rút không phải là dấu hiệu có thai sau 1 tháng quan hệ phổ biến ở các bà mẹ. Nguyên nhân xuất phát từ việc tử cung bị kéo dãn. Nó gây chèn ép lên các cơ và mạch máu ở dưới chân. Một số phụ nữ cũng bị chuột rút khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy rất dễ gây nhầm lẫn, chủ quan. Chị em cần xem xét chung các dấu hiệu mang thai khác. Để từ đó, có kết luận chính xác nhất mình có mang thai hay không.

21. Chảy máu cam

Áp lực lưu thông máu tăng cao sẽ có thể gây căng và tác động lên các thành mạch. Chính vì thế, ở những nơi thành mạch mỏng như mũi sẽ rất dễ chảy máu. Ví dụ điển hình có thể nhắc tới như chảy máu cam. Tình trạng này có thể chấm dứt sau khoảng thời gian ngắn. Vì vậy nếu chưa từng chảy máu cam, chị em hết sức chú ý dấu hiệu mang thai 1tháng này.

22. Cân nặng thất thường

Trong thời kì đầu mang thai, sẽ có rất nhiều sự thay đổi đột ngột về thói quen , nội tiết tố trong cơ thể. Đây là lí do dẫn đến việc tăng cân mất kiểm soát.

Có thể có những lý do tăng cân ở đây không phải là “thai nhi” mà là mỡ. Nếu đột nhiên bạn thấy cơ thể mình có vẻ nặng nề, tăng cân và khẩu vị ăn uống thay đổi, rất có thể bạn đã có tin vui rồi đấy. Đây là dấu hiệu mang thai 1 tháng đầu thai kì cần quan tâm.

23. Xuất hiện rôm, sẩy

Nội tiết thay đổi, thân nhiệt tăng nhanh nếu không kịp thoát mồ hôi có thể dẫn đến rôm sảy ở mẹ bầu. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xuất hiện hoặc không ở tùy người tùy từng cơ địa và môi trường sống.

Vì vậy đây là dấu hiệu mang thai đầu xuất hiện ở một số ít chị em. Nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, bỏ qua dấu hiệu này nha.

Trên đây là những dấu hiệu mang thai các bà mẹ cần lưu ý. Có những dấu hiệu tương đối giống các triệu chứng trước khi có kinh nguyệt nên chúng ta cần kết hợp xem xét cùng các dấu hiệu khác. Để từ đó, chị em phát hiện sớm. có phương pháp chăm sóc sức khỏe bản thân, tốt cho cả mẹ và em bé.

Dấu hiệu mang thai con trai -con gái chuẩn xác 100%

1. Dựa theo cách tính chẵn lẻ dân gian

Trước đây, ông bà ta chưa có các công cụ y tế xác giới tính cho em bé như hiện nay. Vì vậy, cha ông thường dự đoán giới tính cho em bé bằng cách tính chẵn lẻ. Họ xem độ tuổi của người mẹ trong thời điểm thụ thai và năm thụ thai thì sẽ biết được giới tính của đứa con đang mang. Nếu cả một trong hai cho số là chẵn hoặc lẻ, mẹ đang mang thai con trai. Nếu cả 2 số đều là chẵn hoặc lẻ thì mẹ đang mang thau con gái.

Tuy là phương pháp dân gian nhưng dấu hiệu mang thai con trai con gái này khá chính xác. Cách tính này được rất nhiều bậc cha mẹ áp dụng để dự đoán giới tính của con mình.

Ví dụ:

2. Bé trai bụng nhọn, bé gái bụng tròn bè

Khi mang thai, bụng của các bà mẹ thường khác nhau. Có người bụng bầu cao, có người bụng bầu thấp. Hình dạ bụng bầu là một dấu hiệu nhận biết giới tính em bé khá đúng.

Nếu thấy bụng thấp (chửa bụng dưới), chứ không chửa bụng trên, có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang mang thai một bé trai.

Nếu thấy bụng cao (chửa bụng trên), có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang mang thai một bé gái.

Ngoài ra, khi mang thai con trai, bụng của mẹ sẽ  nhọn ra phía trước. Trong khi đó nếu là bé gái thì xuất hiện hiện tượng bè ra hai bên. Theo kinh nghiệm, đây là dấu hiệu mang thai con trai con gái chính xác.

khi mang thai con trai, bụng của mẹ sẽ  nhọn ra phía trước, không xuất hiện hiện tượng bè ra hai bên

3. Triệu chứng nôn nghén

Mọi phụ nữ mang thai đều bị nôn nghén. Tuy nhiên mỗi người có một cấp độ nôn nghén khác nhau.

Đây là triệu chứng mang thai rất điển hình ở mọi phụ nữ khi mang thai. Theo khảo sát, nếu mang thai con trai, triệu chứng này của bạn sẽ ngắn hơn và ít thường xuyên hơn

Nếu mang thai con gái, triệu chứng nôn nghén sẽ dài và rất thường xuyên. Tình trạng này kéo dài dài ở mẹ bầu mang tha con gái hơn là con trai rất nhiều.

Trong dân gian truyền lưu cách quan sát tình trạng ốm nghén để xác định giới tính của thai nhi . Theo thống kê , những phụ nữ sinh con trai thường có biểu hiện ốm nghén thường vào buổi sáng.

Điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu mang thai con gái cực hơn mang thai con trai về khoản ốm nghén.

Vì vậy đây là dấu hiệu mang thai con trai con gái các bậc cha mẹ cần để ý.

4. Giống bố hoặc mẹ

Trong quá trình thụ thai, bố và mẹ, ai căng thẳng hơn và suy nghĩ nhiều đến em bé hơn thì em bé sẽ giống giới tính người đó.

Đồng nghĩa với việc nếu bố nghĩ đến em bé nhiều hơn, em bé trong bụng mẹ có khả năng cao là một bé trai.

Nếu mẹ nghĩ về em bé nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn sẽ đặt tên gì, mua sắm gì, thì khả năng cao em bé trong bụng sẽ là bé gái.

5. Kiểm tra với tỏi

Đây là cách làm khá lạ nhưng khá chính xác. Cách làm này cực kì thứ vị nên được nhiều bố mẹ tin dùng. Nếu sau khi ăn tỏi, mồ hôi của mẹ không ám mùi tỏi, nghĩa là mẹ đang mang thai một bé gái. Ngược lại, nếu mùi hôi tỏi vẫn còn vương trên cơ thể mẹ thì điều đó chứng tỏ bạn đang có một bé trai

6. Xem xét dấu hiệu mang thai chính xác 100% thông qua bàn chân mẹ

Theo kinh nghiệm của các cụ truyền lại . Nếu phụ nữ mang thai có bàn chân lạnh , khả năng sinh con trai là rất cao . Hiện nay chưa có bất kì nghiên cứu khoa học nào chứng minh phương pháp này . Tuy nhiên theo thống kê , đa số những phụ nữ sinh bé trai thường có bàn chân lạnh.

Đồng nghĩa với việc, nếu chân mẹ giữ được thân nhiệt bình thường hoặc hơi nóng, em bé trong bụng có khả năng cao là con gái.

7. Kích thước ngực thay đổi

Trong quá trình mang thai, việc thay đổi kích  thước ngực là vô cùng bình thường. Đây là sự thay đổi của cơ thể để phù hợp với tình trạng mới của người mẹ. Tuy nhiên, kích thước sẽ thay đổi khác nhau, không giống nhau trong mọi trường hợp.

2 bên ngực nảy nở không đồng đều sẽ là con trai. Đặc biệt chú ý khi ngực phải lớn hơn ngực trái một chút. Đây là dấu hiệu mang thai bé trai chính xác, dựa trên sự thay đổi trên cơ thể mẹ.

Nếu mang thai bé gái, ngực mẹ sẽ tương đối đồng đều nhau. Do khi mang thai, ngực mẹ sẽ lớn hơn thời kì con gái. Ngực mẹ phát triển hai bên như nhau khả năng cao mang thai con gái.

8. Khẩu vị thức ăn

Người ta thường nói nếu mang thai con trai, rất thèm ngọt. Khi mang thai, nếu bạn thích nhất là các loại kẹo, mứt, chocolate … thì khả năng mang thai hoàng tử sẽ rất cao.

Nếu mang thai con gái sẽ rất thèm chua. Người mẹ sẽ thích ăn các trái cây họ cam, quýt,… Nếu trước đó, bạn không thích ăn những loại trái cây này thì cần hết sức chú ý nha. Có thể đây là dấu hiệu mang thai con gái khá chính xác.

Ông bà ta có câu “thèm ngọt sinh con trai, thèm chua sinh con gái”, có thể đúng trong trường hợp này. Vì vậy các mẹ cần chú ý những dấu hiệu trong việc thay đổi khẩu vị để dự đoán giới tính của em bé trong bụng. Đây là một trong những dấu hiệu mang thai bé trai chính xác và sớm nhất.

9. Nhịp tim của mẹ

Nhịp tim chuẩn có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng, giới tính,… Đối với người từ 18 tuổi trở lên, nhịp tim bình thường trong lúc nghỉ ngơi dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Thông thường, người có thể trạng càng khỏe mạnh, thì nhịp tim càng thấp.

Kinh nghiệm của các mẹ bầu cho thấy rằng nếu nhịp tim của mẹ > 140/phút thì mang thai con gái. Còn nếu nhịp tim của mẹ < 140/phút thì mang thai con trai.

10. Da mặt “xuống sắc” hay “lên hương”

Theo kinh nghiệm cho thấy, khi mang thai con trai, da mặt của mẹ có xu hướng xấu hơn rất nhiều so với thời kì son rỗi. Có thể so sánh với da của mẹ trước khi mang bầu. Cũng có thể xấu hơn so với các mẹ bầu mang thai con gái.

Trên lớp da mềm mịn , sáng bóng sẽ dần xuất hiện mụn , da trở nên sần sùi hơn . Bạn có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt qua từng ngày , từng tuần . Nếu bạn đang có những triệu chứng trên , rất có thể bạn đang mang thai bé trai đó.

Ngược lại, da mặt bạn sẽ ngày càng mịn màng nếu mang thai con gái. Gần như không có dấu hiệu thay đổi tiêu cục nào đối với làn da của bạn. Nhiều lúc làn da bạn còn đẹp hơn thời kì son rỗi.

Xét về làn da mẹ bầu lúc mang thai, làn da mẹ bầu mang thai con gái đẹp hơn hẳn mẹ bầu mang thai con trai.

11. Xác định giới tính bằng nhẫn cưới

Cách xác định giới tính em bé bằng nhẫn cưới là việc làm khá tâm linh. Tuy nhiên bên cạnh cách xác định mang thai thèm ngọt là trai hay gái thì cách này cũng rất phổ biến. Đặc biệt, bố mẹ sẽ rất tò mò về giới tính của con nên thường sử dụng rất nhiều cách để xác định.

Cách dự đoán này khá đơn giản. Chỉ cần dùng dây buộc chiếc nhẫn cưới và giơ trước bụng bầu. Nếu nhẫn chuyển động xoay tròn thì là bé trai. Nếu nhẫn chuyển động như quả lắc thì đó là bé gái nhé.

Dùng dây buộc chiếc nhẫn cưới và giơ trước bụng bầu,nếu nhẫn chuyển động như quả lắc thì đó là bé gái nhé.

12. Nước tiểu màu vàng trong hay vàng đục

Nước tiểu của mẹ bầu khi mang thai bé trai và bé gái thực sự có sự khác nhau.

Nếu nước tiểu của mẹ màu trong thì rất có thể mẹ mang thai một chàng hoàng tử.

Nếu nước tiểu của mẹ màu đục thì nghĩa là sắp có một nàng công chúa.

Nhưng nếu nước tiểu của mẹ đậm màu thì đó là dấu hiệu cơ thể mẹ đang thiếu nước nghiêm trọng cần được bổ sung nhé. Dấu hiệu mang thai con trai con gái này chỉ khi chú ý thì mẹ bầu mới phát hiện ra.

13. Da bàn tay mịn màng hay khô ráp

Khi mang thai, da bàn tay của mẹ có nhiều thay đổi. Có thể khô hơn nhưng cũng có thể mềm mại hơn.

Nếu da bàn tay mẹ ngày càng  khô thì khả năng mang thai bé trai.

Nếu da bàn tay mẹ ngày càng mềm mại, uyển chuyển thì khả năng mang thai bé gái rất cao.

Đây à dấu hiệu mang thai con trai con gái khá dễ thấy, mẹ bầu nhớ chú ý nha.

14. Giấc mơ ngược

Các giấc mơ thường ngược lại với những gì diễn ra trong thực tế. Đó là niềm tin của nhiều người. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu mơ thấy con trai, bạn sẽ sinh con gái. Nếu bạn mơ thấy nàng công chúa bên đống đồ chơi màu hồng, rất có thể bạn đang mang thai con trai.

Vì vậy, nếu giấc mơ ngược lại với ý muốn của bạn thì là dấu hiệu tốt. Đừng lo vì nếu những gì xảy ra trong giấc mơ ngược nghĩa là điều ước của bạn thành hiện thực.

15. Tư thế ngủ

Tư thế ngủ của mẹ cũng góp phần xác định giới tính của trẻ. Theo quan sát, nếu mẹ nghiêng sang bên trái, phần trăm mang thai bé trai là rất cao. Điều này ngược lại với các mẹ nằm ngủ nghiêng sang bên phải. Các mẹ thử chú ý dáng ngủ của mình theo hướng nào liền đi nhé. Dấu hiệu này mẹ bầu nhờ bố hoặc người thân trong gia đình chú ý thêm để có dự đoán chính xác nhất.

16. Sự thay đổi trên khuôn mặt mẹ  khi mang thai

Nếu khuôn mặt của mẹ không trở nên tròn trịa, gần như mọi thứ đều bình thường so với thời gian trước mang thai thì điều đó có nghĩa là mang thai bé trai.

Ngược lại với mang thai con trai, khi mang thai con gái, khuôn mặt mẹ sẽ vô cùng tròn trịa, có thể “nặng nề” hơn rất nhiều.

17. Dạ dày khó chịu

Khi mang thai con trai, thông thường các mẹ sẽ cảm thấy khó chịu. Song song với tình trạng này là mẹ luôn có cảm giác buồn nôn. Nếu hiện tượng này xảy ra ngắn, chỉ trong giai đoạn đầu thì có thể giới tính của em bé là một bé trai.

Nếu mang thai một bé gái, tính trạng này kéo dài rất lâu, có thể trong suốt thai kì.

18. Mẹ bầu có xuất hiện mụn trứng cá không?

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi. Điều này khiến ra tăng tuyến bã nhờn dưới da, làm bít các lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mụn. Mụn làm mất thẩm mĩ và gây mất tự tin ở nhiều mẹ bầu hiện nay.
Nếu trong khi mang thai, làn da của các mẹ vẫn mịn màng thì đó chính là một dấu hiệu cho thấy mang thai một bé trai. Đây là dấu hiệu mang thai con trai mà các bà mẹ cần quan tâm.
Nếu là bé gái thì da mặt của mẹ xuất hiên rất nhiều mụn trứng cá. Điều này khiến mẹ bầu mất tự tin rất nhiều. Nhưng đừng lo, tình trạng da sẽ cả thiện dần sau khi mẹ sinh em bé.

19. Thử với bột nở

Sử dụng bột nở là một cách thử giới tinh em bé theo dân gian. Bạn hãy cho một hoặc hai thìa bột nở vào cốc chứa một ít nước tiểu.
Nếu nước tiểu phản ứng với bột nở, sủi bọt với bột nở thì bạn có thể đang mang thai bé trai.
Nếu nước tiểu không có bất kì hiện tượng hay phản ứng gì thì khả năng cao bạn đang mang thai bé trai.

20. Tóc mỏng và xơ xác

Một dấu hiệu mang thai bé trai chính xác khác mà bạn có thể dễ dàng nhận biết là dựa vào độ bóng của tóc. Nhiều người tin rằng, nếu tóc trông có vẻtóc bóng mượt và dày dặn hơn, bạn đang mang thai bé trai. Đây là dấu hiệu nhận biết được truyền miệng khi nhìn thấy tóc của nhiều người phụ nữ đã từng mang thai bé trai. Tóc họ khỏe và đẹp hơn thời kì son rỗi.

21. Dùng chuỗi hạt hoặc kim

Xâu chỉ vào kim hay dùng một chuỗi hạt và nhờ người khác treo lơ lửng lên bụng. Nếu kim xoay theo chiều sau trước, bạn có thể sinh bé trai, nếu kim xoay theo vòng tròn kín, một bé gái trong tương lai là điều dự đoán.

Mẹ bầu cần chú ý gì khi mang thai?

1. Hạn chế quan hệ trong 3 tháng đầu

Để đảm bảo được thai nhi phát triển khỏe mạnh, trong 3 tháng đầu tiên tuyệt đối không được “vận hành”. Khi làm việc “ấy”, mẹ có thể gặp phải một số vấn đề: sảy thai, chảy máu âm đạo,…

Với lượng nước ối bao quanh cổ tử cung, bé có thể bị đau vì “chuyện yêu” của bố mẹ. Trong 3 tháng đầu, mẹ vẫn không nên vận động mạnh, thô bạo.

2. Cân nặng trong thai kỳ

Một trong những lưu ý khi mang thai mẹ cần quan tâm đó là vấn đề về cân nặng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng của mẹ tăng lên dao động từ 0.45-2kg. Trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 trung bình mỗi tuần mẹ nên tăng khoảng 045kg. Vậy là trong 9 tháng mang thai, mẹ có thể tăng khoảng 10-15kg. Đây là mức tăng cân nặng hợp lý, tuy nhiên, với một số mẹ nhẹ cân có thể ít hơn 1-2kg, hoặc mẹ bầu dễ tăng cân sẽ tăng khoảng 16-17kg. Thấp hơn hoặc vượt qua mức cân nặng đó, chứng tỏ chế độ ăn uống cho bà bầu của mẹ không ổn. Mẹ nên làm lại thực đơn thai kỳ của mình để cung cấp đủ chất cho bé cưng.

3. Cẩn thận khi sử dụng thuốc

Trong trường hợp bị bệnh, hãy đến gặp bác sĩ ngay, để được chỉ định những loại thuốc phù hợp. Sử dụng thuốc trong thời gian mang thai cần được tư vấn kỹ càng và sự đồng ý của các bác sĩ và dược sĩ. Trong khi mang thai, mẹ vẫn nên hạn chế tối đa việc uống thuốc, bởi các chất trong thuốc có thể gây hại cho thai nhi.

4. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung đủ 5 nhóm chất cơ bản để thai nhi có được sự phát triển toàn diện nhất. Đó là: chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin, khoáng chất. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần ăn những thức ăn giàu folateNhóm chất này thường có trong nước cam, dâu tây, rau dền, bông cải, ngũ cốc…

Thức ăn nhanh là một trong những lưu ý khi mang thai mẹ nên tránh xa. Là một thực phẩm không dinh dưỡng lại chứa nhiều chất đọc hại cho cơ thể.

5. Cẩn thận khi tắm xông hơi

Trong những tháng đầu của thai kỳ, bào thai trong bụng bạn sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể. Những hoạt động như tắm bồn hay xông hơi là những điều cần lưu ý khi mang thai. Nó có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng lên gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Nhiệt độ bình thường của cơ thể dao động từ 36,1-37,3 độ. Mẹ bầu được khuyên không nên ở trong những môi trường làm nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 39 độ.

6. Tránh tiếp xúc với mèo

Thực tế, thứ mà mẹ bầu cần tránh là phân mèo. Vì phân mèo mang khuẩn toxoplasmosis có thể truyền qua tay và miệng rồi truyền vào cơ thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, lông động vật nuôi cũng là thứ mẹ nên lưu ý, bởi nó có một số vi khuẩn có hại, hoặc gây nên vấn đề về hô hấp.

7. Tránh xa thuốc lá và các chất kích thích hay chứa cồn

Thay vì uống các loại rượu, bia, rượu hỗn hợp, là những thức uống chứa cồn không tốt cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên uống nước trái cây như nước táo, cà chua, rượu trái cây, và các thức uống không cồn khác.

Cafe cũng được xem là một trong những lưu ý khi mang thai về vấn đề thực phẩm. Bởi trong cafe có chứa hàm lượng lớn cafein – một chất kích thích có hại cho thai nhi.

Thuốc lá là kẻ thù của tất cả mọi người, thuộc top đầu về nhiều điều cần lưu ý khi mang thai. Chất nicotin trong khói thuốc lá có thể dẫn đến sảy thai nếu như mẹ bầu hít phải quá nhiều. Mẹ nên tránh xa những người hút thuốc là để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và thai nhi trong bụng.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu đạt tiêu chuẩn

Bổ sung Axit folic

Axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Mẹ bầu có thể bổ sung qua thực phẩm như các loại rau màu xanh thẫm như: rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc. Hoặc một số loại hạt như vừng, lạc, thịt gia cầm, nội tạng động vật như tim, gan…

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ đang muốn có bầu hoặc mang thai trong giai đoạn đầu cần 500 microgram axit folic mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng viên uống cung cấp axit folic theo chỉ định của bác sĩ tùy vào tình trạng.

Axit folic từ trước đến nay vẫn được biết đến với công dụng đặc biệt hữu ích cho các bà mẹ mang thai.

Bổ sung Canxi

Canxi giúp hình thành xương, răng cho thai nhi. Mẹ bầu cần chú ý bổ sung canxi trong trong giai đoạn này. Các thực phẩm giàu canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… Canxi giúp hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương khớp, răng vững chắc cho thai nhi.

Nếu không đủ canxi trong thời kỳ này, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức xương. Bé bị còi khi còn trong bụng mẹ và sinh ra có nguy cơ còi xương.

Bổ sung Chất sắt

Sắt có chức năng tăng thể tích máu, phòng ngừa thiếu máu ở mẹ. Giúp hình thành các tế bào máu, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể của mẹ và bé. Bổ sung đủ sắt vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thông qua các thực phẩm như: trứng, thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt…

Sắt giúp bổ sung máu và cung cấp oxy lên não

Bổ sung Protein

Protein giúp phát triển các tế bào mô của thai nhi, nuôi cơ thể đang phát triển của bé và cung cấp các axit amin. Đồng thời giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.

Các thực phẩm giàu đạm cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ…

Bổ sung Vitamin D và C

Bà bầu hoàn toàn có thể tắm nắng sớm để hấp thu vitamin D. Điều này nhằm góp phần phát triển hệ xương cho thai nhi, hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn. Điều quan trọng cần ghi nhớ là nguyên tắc phơi nắng an toàn. Một lượng nhỏ ánh sáng mặt trời có chọn lọc mỗi ngày trên cánh tay và chân. Mẹ nên phơi nắng trước 7 giờ sáng và sau 4 giờ chiều là đủ.

Vitamin C giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ khớp, mạch máu cho bào thai 3 tháng đầu. Tạo bánh nhau vững chắc, tăng cường sức đề kháng. Bà bầu có thể ăn các loại rau xanh, trái cây như bưởi, cam, quýt… giàu vitamin C.

Bà bầu có thể ăn các loại rau xanh, trái cây như bưởi, cam, quýt… giàu vitamin C.

Thực đơn cho chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Thực đơn cho bà bầu 1:

Thực đơn gợi ý cho mẹ bầu

Thực đơn cho bà bầu 2:

Nguồn tham khảo: NHS

Ghé Medplus mỗi ngày để đọc thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Xem thêm

Exit mobile version