Site icon Medplus.vn

Tổng hợp 5 loại bệnh phổ biến xuất hiện từ bệnh Mạch Máu Ngoại Vi

Bệnh mạch máu ngoại vi là gì?

Bệnh mạch máu ngoại vilà tình trạng hẹp của các động mạch ngoại biên của chân, tay, một số nội tạng hay của đầu mà thường gặp nhất là hẹp các động mạch của cẳng chân. Bệnh này không bao gồm các động mạch chi phối cho tim hay não (hai trường hợp này được gọi là bệnh động mạch vành và bệnh mạch máu não).

Bệnh tuy không bao gồm các tổn thương ở động mạch tim và mạch máu não nhưng những người bị bệnh mạch ngoại vi lại có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Người bệnh không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt, đến khi tình trạng bệnh nặng mới phát hiện.

Nguyên nhân gây bệnh mạch máu ngoại vi

Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh mạch máu ngoại vi là xơ cứng động mạch. Tình trạng này có thể hạn chế lưu lượng máu trong động mạch. Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra cục máu đông.

Các yếu tố nguy cơ phổ biến của chứng xơ cứng động mạch bao gồm:

  • Huyết áp cao (tăng huyết áp);
  • Cholesterol cao hoặc chất béo trung tính;
  • Viêm do viêm khớp, lupus hoặc các tình trạng khác;
  • Kháng insulin;
  • Hút thuốc.

Trong đó, hút thuốc lá và tiểu đường là 2 tác nhân gây nguy cơ mắc bệnh mạch ngoại vi cao. Bệnh cũng có xu hướng gia tăng ở những người lớn tuổi. Những người sau 70 tuổi bị bệnh mạch ngoại vi. Nếu có một trong số các nguy cơ mắc bệnh cần chú ý các dấu hiệu bất thường của cơ thể và kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và những dấu hiệu sớm của bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mạch máu ngoại vi

Các triệu chứng khác của bệnh mạch máu ngoại vi bao gồm:

  • Chuột rút khi nằm;
  • Da chân hoặc cánh tay có màu xanh nhạt hoặc đỏ;
  • Rụng lông chân;
  • Da mát khi chạm vào;
  • Da mỏng, nhợt nhạt hoặc sáng bóng ở chân và bàn chân;
  • Vết thương chậm lành và loét;
  • Ngón chân lạnh, châm đốt hoặc tê;
  • Móng chân dày;
  • Mạch ở bàn chân chậm hoặc không có;
  • Cơ bắp cảm giác nặng nề hoặc tê liệt;
  • Teo cơ.

Bệnh mạch máu ngoại vi gồm những bệnh nào?

Viêm tĩnh mạch

Viêm tĩnh mạch là tình trạng viêm trong tĩnh mạch. Tĩnh mạch là các mạch máu trong cơ thể mang máu từ các cơ quan và chân tay trở lại tim.

Viêm tĩnh mạch thường xảy ra ở cánh tay. Bệnh được chia ra làm 2 loại là viêm tĩnh mạch nông và viêm tĩnh mạch sâu.

  • Viêm tĩnh mạch nông là tình trạng viêm tĩnh mạch gần bề mặt da. Đây là loại viêm tĩnh mạch có thể cần điều trị, nhưng thường không nghiêm trọng. Viêm tĩnh mạch nông có thể do cục máu đông hoặc một yếu tố nào đó gây kích ứng, chẳng hạn như ống thông tĩnh mạch (IV).
  • Viêm tĩnh mạch sâu là tình trạng viêm tĩnh mạch sâu hơn và có quy mô lớn hơn, chẳng hạn như tĩnh mạch ở chân. Viêm tĩnh mạch sâu có nhiều khả năng gây ra bởi cục máu đông với hậu quả rất nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

Giãn tĩnh mạch

Bình thường, máu tĩnh mạch chảy về tim với một vận tốc hằng định, được trợ giúp bởi sự co cơ và các van tĩnh mạch. Van tĩnh mạch hoạt động như cánh cổng một chiều ngăn không cho dòng máu chảy ngược trở lại dưới tác động của trọng lực. Tuy nhiên, khi dòng máu lưu chuyển quá chậm hoặc van bị tổn thương hay viêm nhiễm, các tĩnh mạch đặc biệt là tĩnh mạch nông ở chân sẽ giãn căng ra và xoắn lại thành từng búi.

Giãn tĩnh mạch là bệnh có yếu tố di truyền, những người có người thân trong gia đình bị giãn tĩnh mạch sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới, đặc biệt là người lớn tuổi, ngừa thừa cân béo phì hoặc người phải đứng trong một thời gian dài.

Tắc động mạch

Động mạch ngoại biên có thể bị tắc do các mảng xơ vữa, khi dòng máu đến bị thiếu hụt, chân tay vùng tương ứng sẽ bị đau và tê. Dòng máu nuôi dưỡng thiếu cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở các chi bị ảnh hưởng. Nếu động mạch bị hẹp tắc nặng, dòng máu nuôi bị chặn lại các mô tế bào vùng tương ứng bị hoại tử, nhiều lúc phải cắt cụt chi.

Tùy vào vị trí tắc, bệnh nhân có thể đau ở cẳng chân, đùi, hay vùng mông. Thông thường, cường độ đau tỉ lệ thuận với mức độ tắc. Trong những trường hợp nặng, ngón chân trở nên xanh tím, bàn chân lạnh, mạch yếu. Nghiêm trọng hơn nữa, mô thiếu máu sẽ bị hoại tử, khi đó cắt cụt là không thể tránh khỏi.

Bệnh Buerger

Bệnh Buerger còn được gọi là bệnh viêm thuyên tắc mạch máu, là bệnh lý thường gặp ở các mạch máu nhỏ và vừa ở bàn tay và bàn chân. Bệnh Buerger có đặc điểm là sự phối hợp của phản ứng viêm và cục máu đông trong lòng mạch máu khiến lưu lượng máu nuôi chi bị suy giảm, dẫn đến tổn thương và hủy hoại mô, sau cùng là nhiễm trùng và hoại tử.

Bệnh Buerger thường gặp ở những người hút thuốc lá. Hạn chế hút thuốc là một trong những biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu theo từng đợt. Mỗi đợt kéo dài khoảng vài phút, thậm chí là một giờ. Trong các đợt bệnh Raynaud tấn công, lượng máu được vận chuyển đến các chi thiếu hụt nghiêm trọng khiến tay chân lạnh và tê bì, các ngón tay ngón chân tái nhợt hoặc xanh tím. Khi lượng máu được cung cấp ổn định trở lạnh, tay chân người bệnh sẽ ấm lên và hồng hào dần nhưng vẫn xuất hiện các cơn đau.

Những biện pháp giúp bạn phòng ngừa mạch máu ngoại vi

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc mạch máu ngoại vi bằng cách:

  • Bỏ hút thuốc lá;
  • Thường xuyên tập thể dục khoảng 150 phút/tuần, chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy bộ;
  • Chế độ ăn uống cân bằng;
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh;
  • Kiểm soát lượng đường trong máu, cholesterol và huyết áp.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

Exit mobile version