Với bệnh ung thư lưỡi, các phương pháp điều trị chính bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, hóa trị liệu và dùng thuốc. Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và mức độ ảnh hưởng của bệnh trên lưỡi.
Trong bài viết này, Medplus sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về mỗi phương pháp điều trị ung thư lưỡi.
Điều trị bệnh ung thư lưỡi ở mặt trước
Khi những dấu hiệu ung thư lưỡi gây ảnh hưởng ở 2/3 phía trước lưỡi, nó được xem là bệnh ung thư miệng.
Giai đoạn sớm
Trong giai đoạn sớm của bệnh ung thư lưỡi, phần lưỡi có chứa tế bào ung thư nhỏ hơn 4cm.
Phương pháp điều trị phổ biến nhất ở giai đoạn này là phẫu thuật để loại bỏ vùng bị ảnh hưởng. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn phẫu thuật để loại bỏ các hạch bạch huyết ở cổ.
Giai đoạn tiến triển
Bệnh ung thư lưỡi ở giai đoạn tiến triển nghĩa là phần lưỡi chứa tế bào ung thư đã lớn hơn 4cm hoặc bệnh đã phát triển bên ngoài lưỡi. Lúc này, tế bào ung thư cũng có khả năng xâm lấn các mô hoặc hạch bạch huyết khác.
Trong giai đoạn này, có nhiều khả năng bác sĩ sẽ đề nghị bạn điều trị kết hợp tất cả các biện pháp:
- Phẫu thuật để loại bỏ tế bào ung thư ở lưỡi và các hạch bạch huyết ở cổ. Sau đó, bạn tiếp tục phẫu thuật để tái tạo lưỡi.
- Xạ trị sau khi làm phẫu thuật. Lúc này, bạn có thể điều trị kết hợp với hóa trị liệu.
- Phương pháp hóa trị cũng sẽ được sử dụng nếu ung thư tái phát hoặc tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận cơ thể khác.
Điều trị ung thư ở mặt sau của lưỡi
Điều trị ung thư phần sau của lưỡi (gốc lưỡi) tương tự như điều trị ung thư vòm họng. Nó là một dạng ung thư bạch hầu bắt đầu ở một phần của cổ họng, ngay sau miệng.
Giai đoạn sớm
Trong giai đoạn này, tế bào ung thư chỉ có ở khoảng 4cm và nằm trong lưỡi. Khi đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn lựa chọn một trong hai hình thức điều trị, bao gồm:
- Phẫu thuật để loại bỏ tế bào ung thư và một số hạch bạch huyết bị ảnh hưởng ở cổ
- Xạ trị đến khu vực cổ họng và cổ
Nếu bác sĩ nhận thấy nguy cơ tái phát ung thư, bạn sẽ được đề nghị hóa trị hoặc xạ trị sau phẫu thuật.
Giai đoạn tiến triển
Giai đoạn tiến triển là khi ung thư làm ảnh hưởng đến hơn 4cm mặt dưới của lưỡi. Bệnh cũng có thể phát triển bên ngoài hoặc xâm lấn các mô, các hạch bạch huyết khác.
Ở giai đoạn này, bạn sẽ được đề nghị các lựa chọn điều trị sau:
- Hoá trị liệu ở khu vực cổ và cổ họng
- Phẫu thuật để loại bỏ một phần cổ họng (bao gồm tất cả hoặc một phần của lưỡi) và các hạch bạch huyết ở cổ. Sau đó, bạn tiếp tục được xạ trị hoặc hóa trị liệu.
Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ đề nghị bạn kết hợp cả phẫu thuật, xạ trị và hóa trị để kiểm soát các triệu chứng ung thư tiến triển hoặc ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phẫu thuật điều trị bệnh ung thư lưỡi
Với lựa chọn điều trị này, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ tế bào ung thư (khối u chính) và một khu vực của các mô bình thường xung quanh tế bào mang bệnh. Điều này để đảm bảo rằng các yếu tố gây ảnh hưởng đều bị phá bỏ. Thủ thuật này được gọi là cắt bỏ khối u nguyên phát. Nó phụ thuộc vào vị trí tồn tại khối u.
Nếu tế bào ung thư còn rất nhỏ, bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê tại chỗ trước khi cắt bỏ hoặc phẫu thuật bằng laser. Lúc này, bạn có thể trở về nhà ngay sau đó, không cần ở lại qua đêm trong bệnh viện.
Đối với các khối u lớn hơn, bác sĩ sẽ tiến hành những thủ thuật phức tạp hơn. Bạn cần được điều trị nội trú để được cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành tái tạo lưỡi của bạn theo phác đồ điều trị.
Trong lúc phẫu thuật điều trị bệnh ung thư lưỡi, bác sĩ cũng sẽ tiến hành loại bỏ các hạch bạch huyết ở một hoặc hai bên cổ. Thao tác này còn được gọi là bóc tách cổ. Nó làm giảm nguy cơ ung thư tái phát hoặc di căn sang các bộ phận cơ thể khác.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng bước sóng năng lượng cao tương tự như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn lựa chọn phương pháp xạ trị nếu:
- Nó là cách điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn
- Nó cần thiết để kiểm soát triệu chứng bệnh hoặc để tăng hiệu quả chữa bệnh sau phẫu thuật
- Nó có khả năng ngăn ngừa bệnh tiến triển
- Trước đó bạn đã xạ trị đến phần lưỡi bị ảnh hưởng và cần điều trị tiếp đối với các hạch bạch huyết ở cổ.
Với phương pháp này, bạn thường được xạ trị mỗi ngày một lần, kéo dài trong vài tuần.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào mang bệnh.
Thông thường, hóa trị sẽ giúp xạ trị hoạt động tốt hơn. Trong quá trình điều trị bệnh ung thư lưỡi, bác sĩ sẽ đề nghị hoặc chỉ định bạn hóa trị nếu:
- Nó là phương pháp chữa bệnh phù hợp với điều kiện của bạn.
- Sau phẫu thuật, bác sĩ nhận thấy bạn có nguy cơ tái phát bệnh cao.
Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ đề nghị bạn áp dụng hóa trị liệu để tăng hiệu quả chữa bệnh ung thư lưỡi. Sau khi hóa trị liệu vài tháng, bạn sẽ được chụp PET-CT để kiểm tra xem các hạch bạch huyết có chứa tế bào ung thư hay không. Nếu có, bạn phải phẫu thuật để loại bỏ các hạch ấy
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ được hóa trị liệu để thu nhỏ khối u trước khi tiến hành phương pháp điều trị chính.
Điều trị bệnh ung thư lưỡi bằng thuốc
Loại thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh ung thư lưỡi là Cetuximab (Erbitux). Đây là một loại thuốc điều trị ung thư nhắm mục tiêu. Bạn có thể dùng thuốc này cùng với xạ trị nếu không thể hóa trị vì bất kỳ lý do gì.
Bên cạnh Cetuximab, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng Nivolumab. Đây là loại liệu pháp miễn dịch. Nó có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại các tế bào ung thư. Nivolumab chỉ được sử dụng nếu bệnh có dấu hiệu tái phát trong vòng 6 tháng sau khi ngừng các biện pháp điều trị khác.
Thuốc điều trị ung thư được xem là loại thuốc đặc biệt. Bạn không được tự ý sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào nếu không có hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ thường gặp khi điều trị bệnh ung thư lưỡi
Tất cả các phương pháp điều trị ung thư lưỡi đều sẽ mang đến tác dụng phụ ở nhiều mức độ. Một số chỉ là tạm thời nhưng cũng có một số sẽ tồn tại vĩnh viễn.
Phẫu thuật lưỡi sẽ gây ra các vấn đề về khả năng nói và thay đổi chuyện ăn uống của người bệnh. Sự thay đổi này có nhiều khả năng sẽ tồn tại vĩnh viễn ở nhiều người.
Bạn sẽ rất khó khăn khi muốn đối phó với những thay đổi này và cần được hỗ trợ trong thời gian đầu. Nếu muốn điều trị ung thư lưỡi bằng cách phẫu thuật, bạn hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ về những ảnh hưởng sẽ xảy ra sau khi phẫu thuật để có sự chuẩn bị về mặt tinh thần.
Với phương pháp xạ trị, bạn sẽ gặp phải tình trạng khô miệng, đau miệng hoặc thay đổi vị giác.
Trong khi đó, tác dụng phụ của phương pháp hóa trị thường bao gồm: ốm yếu, ăn mất ngon, mệt mỏi cực độ, dễ bị nhiễm trùng, dễ bị chảy máu và bầm tím.
Ung thư lưỡi là một dạng bệnh trong nhóm ung thư đầu, cổ. Tuy không phổ biến như ung thư vòm họng nhưng số lượng người mắc mới đang có xu hướng gia tăng. Việc tìm hiểu về bệnh và cách điều trị căn bệnh này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng tránh và tìm kiếm phương pháp chữa bệnh phù hợp nếu chẳng may mắc phải.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Treating tongue cancer
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: