Site icon Medplus.vn

Những vấn đề của phụ nữ sau sinh và cách xử lý

knvc 3 1 1 - Medplus

vấn đề thường gặp sau sinh

Quãng thời gian trước và sau khi mang thai đều không hề dễ dàng với hầu hết phụ nữ. Việc nắm rõ các vấn đề của phụ nữ sau sinh sẽ giúp mẹ chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những thay đổi về thể chất lẫn tinh thần sau khi bé yêu ra đời.

Những vấn đề của phụ nữ sau sinh?

Những vấn đề phụ nữ thường gặp sau khi sinh con

1. Đau nhức âm đạo sau sinh

Nếu mẹ phải dùng đến thủ thuật rạch tầng sinh môn hoặc rách thành âm đạo khi sinh, vết thương có thể còn đau trong vài tuần. Vết rách lớn có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để liền lại. Đây là vấn đề sau sinh khi mẹ sử dụng biện pháp này.

Trong khi chờ đợi, mẹ có thể giúp vết thương mau lành bằng những cách dưới đây:

Khi vết thương đang lành lại, sự khó chịu sẽ dần biến mất. Liên hệ với bác sĩ chăm sóc của mẹ nếu cơn đau trở nên dữ dội; vết thương trở nên nóng, sưng phồng và đau; hoặc thấy dịch tiết giống như mủ.

2. Dịch tiết âm đạo sau sinh

Đây là vấn đề dễ thường gặp sau sinh với mẹ bầu nhất. Mẹ sẽ có dịch tiết âm đạo (sản dịch) trong khoảng vài tuần sau khi sinh. Dịch này thường có màu đỏ tươi, nhiều máu trong vài ngày đầu. Chất dịch sẽ giảm dần, trở nên lỏng hơn và chuyển từ hồng hoặc nâu đến vàng hoặc trắng. Liên hệ với bác sĩ  nếu:

Mẹ có thể có các cơn co thắt. Thỉnh thoảng được gọi là sản hậu thống (các cơn đau sau khi sinh), trong vài ngày đầu sau sinh. Những cơn co thắt này  giống với đau bụng kinh. Nó giúp ngăn việc chảy máu quá mức bằng cách ép các mạch máu trong tử cung. Những cơn co thắt này thường dữ dội hơn với những ca sinh liên tiếp. Bác sĩ chăm sóc sức khoẻ của mẹ có thể sẽ đề nghị dùng thuốc giảm đau mua tự do không theo toa.

Liên hệ với bác sĩ nếu bị sốt hoặc bụng đau khi chạm vào. Những dấu hiệu và triệu chứng này cũng có thể do nhiễm trùng tiểu gây ra.

3. Đau tức ngực và rỉ sữa sau sinh

Vài ngày sau khi sinh, ngực mẹ sẽ bắt đầu trở nên rắn, sưng phồng và đau khi chạm vào (ứ đọng). Vấn đề này thường gặp nhất sau sinh. Cho nên, để giảm bớt sự khó chịu. Hãy cho con bú, dùng máy hút sữa, chườm khăn ấm hoặc tắm bằng nước nóng để ép sữa ra.

Vài ngày sau khi sinh con, ngực mẹ sẽ bắt đầu trở nên rắn, sưng phồng và đau khi chạm vào

Nếu bị rỉ sữa giữa những lần cho con bú. Hãy đặt miếng lót thấm sữa trong áo lót để tránh làm ướt áo. Thay các miếng lót sau mỗi lần cho bú và khi chúng trở nên ướt.

Nếu mẹ không cho con bú. Mặc áo lót chắc chắn có khả năng nâng đỡ. Ví dụ như áo lót thể thao để làm ngưng việc tiết sữa. Không hút sữa hay xoa bóp ngực, việc này sẽ làm cho sữa tiếp tục được tiết ra.

Nếu đau khi cho bú, hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn về việc cho con bú để được giúp đỡ.

4. Bàng quang thay đổi sau sinh

Đi tiểu nhiều là vấn đề thường gặp khi mẹ bầu sinh con xong. Đi tiểu nhiều hơn trong những ngày đầu là bình thường vì cơ thể thải đi nước dư tích lại trong khi có thai. Tiểu tiện lúc đầu có thể khó khăn vì đau. Tuy nhiên mẹ nên cố đi tiểu sau sinh càng sớm càng tốt.

Mẹ nên đứng dậy và đi lại cho để làm cho dòng tiểu mạnh hơn. Nếu có vài mũi khâu thì nên xối nước ấm khi đi tiểu để đỡ rát.

5. Trĩ và táo bón sau sinh

Bệnh trĩ và táo bón có thể xuất hiện trong thời gian hậu sản cũng như lúc phụ nữ mang thai. Là vấn đề phụ nữ sau sinh thường gặp đối với một số mẹ bầu. Tình trạng này đôi lúc trở nên trầm trọng hơn do sự tăng kích thước của tử cung tạo áp lực lên các tĩnh mạch bụng dưới.

Biện pháp cải thiện có thể bao gồm: Thuốc mỡ và thuốc xịt kèm theo chế độ ăn giàu chất xơ và chất lỏng…

Lưu ý là mẹ không nên sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc đạn hoặc thụt mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là nếu bạn bị cắt tầng sinh môn hoặc có vết khâu ở vùng đáy chậu.

6. Thay đổi tâm trạng sau sinh

Việc sinh con gây ra một mớ lộn xộn những cảm xúc mãnh liệt. Như là: thay đổi cảm xúc, dễ cáu kỉnh, buồn bực và lo lắng là những biểu hiện phổ biến. Rất nhiều người mới làm mẹ trải qua trầm cảm nhẹ. Đôi khi được gọi là chứng trầm uất sản hậu. Chứng bệnh này thường sẽ giảm trong 1-2 tuần. Hãy chăm sóc bản thân thật tốt và đừng suy nghĩ tiêu cực mẹ nhé!

Mẹ nên chia sẻ những cảm xúc và nhờ bạn đời hoặc những người thân, bạn bè giúp đỡ. Nếu tình trạng trầm cảm nặng hơn hoặc phần lớn thời gian mẹ cảm thấy tuyệt vọng và buồn rầu. Hãy liên lạc với bác sĩ của bạn. Việc điều trị kịp thời sẽ rất quan trọng.

Phụ nữ sau sinh nên chia sẻ những cảm xúc và nhờ bạn đời hoặc những người thân, bạn bè giúp đỡ

7. Giảm cân sau sinh

Sau khi sinh, mẹ có thể sẽ cảm thấy mình không còn thon gọn nữa. Thậm chí còn có thể giống như vẫn đang mang thai. Điều này là hoàn toàn bình thường. Hầu hết phụ nữ giảm khoảng hơn  4,5kg ngay sau khi sinh. Bao gồm trọng lượng của em bé, nhau và nước ối.

Trong vài ngày sau khi sinh, mẹ sẽ tiếp tục giảm cân do các chất lỏng còn sót lại bị thải ra ngoài. Một chế độ ăn tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp mẹ dần lấy lại vóc dáng lúc trước khi mang thai.

8. Rụng tóc sau khi sinh con

Trong quá trình mang thai, mức độ hóc-môn tăng cao làm mẹ không bị rụng tóc như bình thường nữa. Kết quả là mẹ có một mái tóc dày cộm. Sau khi sinh, cơ thể mẹ sẽ đột nhiên rụng lượng tóc dôi ra này. Hiện tượng rụng tóc thường sẽ ngừng lại trong vòng 6 tháng.

9. Rạn da sau khi sinh con

Đây là vấn đề phụ nữ sau sinh thường gặp. Tình trạng rạn da thường xuyên xuất hiện ở vùng ngực, đùi, hông và bụng của mẹ bầu. Những vết rạn này đến từ sự thay đổi nội tiết tố. Thực tế là rất khó để làm cho tình trạng rạn da biến mất hoàn toàn. Nhưng chúng có thể mờ dần theo thời gian.

Mẹ có thể sử dụng những loại kem chuyên dụng. Hoặc các biện pháp từ thiên nhiên để những vết rạn nhanh chóng biến mất.

Xem bài viết liên quan: Tìm hiểu lí do bất ngờ làm mẹ bầu sinh con nhanh chóng;

Quá trình sinh nở ; Mẹo sinh con nhanh chóng ít đau đớn ;

Làm sao để vượt cạn thành công? Phân biệt nước ối hay nước tiểu khi sắp sinh

Chuyển dạ kéo dài – nguyên nhân do đâu?

Nguồn: Tổng Hợp

Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version