Site icon Medplus.vn

Mờ mắt và TOP 10+ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

Mờ mắt thông thường là lúc bạn cần đeo kính. Nhưng nếu tình trạng mờ mắt xuất hiện đột ngột, rất có thể đó là một trường hợp nghiêm trọng. Nếu tình trạng mờ mắt đi kèm với các triệu chứng khác hoặc không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức, nhất là khi nó thay đổi đột ngột. Dưới đây, sẽ là những nguyên nhân gây ra chứng mờ mắt thường gặp.

Mờ mắt

1. Các loại thị lực bị mờ 

Tất cả những vấn đề về thị lực này nhìn chung đều khiến bạn gặp khó khăn để nhìn rõ mọi thứ. Đôi khi, mọi người thậm chí không biết họ có vấn đề với tầm nhìn của mình. Điều trị các tật khúc xạ thị lực thông thường bao gồm kính thuốc hoặc kính áp tròngPhẫu thuật mắt bằng laser cũng có thể điều chỉnh các tật khúc xạ. 

2. Các triệu chứng mờ mắt

Mờ mắt

Các triệu chứng của tật khúc xạ bao gồm:

3. Top 10 nguyên nhân phổ biến

Mờ mắt

Một số nguyên nhân không gây ảnh hưởng xấu nhưng cũng sẽ có vài nguyên nhân khác cần sự can thiêp của bác sĩ.

3.1. Mỏi mắt

Tiếp xúc với màn hình máy tính hay các thiết bị điện thử trong điều kiện thiếu sáng sẽ làm cho mắt bạn bị mờ. Lúc này hãy cho mắt nghỉ ngơi sẽ giúp thị lực trở lại bình thường. Các triệu chứng khác của mỏi mắt bao gồm nhức đầu, chảy nước mắt và mỏi cơ mặt.

3.2. Mắt hồng

Mờ mắt

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) xảy ra khi mắt bị kích ứng, do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Thông thường nó sẽ gây sưng mắt, đỏ mắt và tiết dịch. Đau mắt đỏ nhẹ thì thường không cần kê thuốc, nhưng nếu nguyên nhân được phát hiện là do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ kháng sinh.

3.3. Bệnh tiểu đường không kiểm soát

Bệnh tiểu đường có thể gây ra một số vấn đề về mắt, bao gồm tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và phù hoàng điểm. Thậm chí mắt bạn cũng có thể bị mờ đi ngay cả khi không có triệu chứng gì. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ dẫn đến mờ mắt. Nhưng nếu bạn kiểm soát ổn định lại lượng đường trong cơ thể thì mắt bạn sẽ dần bình thường lại. Tuy nhiên, điều cần thiết là điều trị nguyên nhân gốc rễ để ngăn ngừa các biến chứng thêm.

3.4. Máu trong mắt

Hyphema là khi máu tụ lại ở phần trước của mắt. Máu đọng lại có thể cản trở tầm nhìn và gây mờ mắt. Nó thường xảy ra sau khi bạn bị chấn thương hoặc rối loạn đông máu hoặc thậm chí ung thư. Các triệu chứng khác bao gồm nhạy cảm với ánh sáng và đau mắt. Thông thường, việc nghỉ ngơi và bảo vệ mắt cho đến khi mắt lành vết thương cũng là cách điều trị đơn giản mà ạn có thể làm.

3.5. Viêm dây thần kinh thị giác

Khi dây thần kinh thị giác sưng lên hoặc bị tổn thương, nó sẽ gây ra mờ mắt. Khi cảm thấy nhìn bị mờ hay đau khi chuyển động mắt, rất có thể bạn đã bị viêm dây thần kinh thị giác. Ở một số người, tình trạng sưng tấy sẽ tự hồi phục.

3.6. Viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào xảy ra khi lớp giữa của mắt bị kích thích. Viêm mống mắt cũng là một thuật ngữ đôi khi được sử dụng cùng với viêm màng bồ đào và là tình trạng viêm mống mắt (phần có màu của mắt bạn). Nó có thể gây mờ mắt và tổn thương mô, dẫn đến mất thị lực. Các triệu chứng khác bao gồm đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng và nổi hạch. Thuốc nhỏ mắt y tế có thể giúp điều trị chứng viêm.

3.7. Bong võng mạc

Mờ mắt

Một võng mạc tách ra là nghiêm trọng và cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Khi võng mạc tách khỏi mắt, tình trạng mờ mắt sẽ xuất hiện. Mọi người có thể gặp phải các triệu chứng trước khi võng mạc bong ra bao gồm nhìn thấy bóng nước nổi hoặc đèn nhấp nháy, bóng ngoại vi và các vật cản thị giác khác. Bạn cần thực hiện phẫu thuật để điều trị tình trạng này.

3.8. Đột quỵ

Một trong những triệu chứng có thể có của đột quỵ là mờ mắt. Mọi người cũng có thể gặp khó khăn khi tập trung. Các triệu chứng đột quỵ khác bao gồm thay đổi khuôn mặt, các vấn đề về giọng nói, yếu chân, các vấn đề về thăng bằng và chóng mặt. Đột quỵ cần được điều trị khẩn cấp và đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.

3.9. Thoái hóa Macular

Những người bị thoái hóa điểm vàng có thị lực mờ ở trung tâm của thị giác, nhưng tầm nhìn ngoại vi của họ vẫn rõ ràng. Đó là một nguyên nhân phổ biến gây mất thị lực ở người lớn tuổi. Tùy thuộc vào loại thoái hóa điểm vàng, có thể có các phương pháp điều trị. Một số loại thuốc có thể giúp làm chậm sự tiến triển của tình trạng này.

3.10. Bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp là một tình trạng làm tổn thương dây thần kinh thị giác. Trong số hai loại bệnh tăng nhãn áp, bệnh tăng nhãn áp góc đóng có thể gây ra hiện tượng mờ mắt cấp tính hoặc ngay lập tức. Nó còn được gọi là bệnh tăng nhãn áp góc hẹp .

Một cơn đau cấp tính có thể gây ra sự tăng áp lực đột ngột, dữ dội, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tăng nhãn áp có thể gây mù vĩnh viễn. Các triệu chứng khác của cơn cấp tính bao gồm mờ đột ngột, buồn nôn, nôn, đau dữ dội và đau đầu.

Một khi tổn thương tăng nhãn áp xảy ra, nó không thể được đảo ngược. Để kiểm soát tình trạng của bệnh, bạn cần đến thuốc nhỏ mắt y tế, phẫu thuật laser, hoặc một phẫu thuật gọi là trabeculectomy.

Bài viết tham khảo: Mắt mờ là dấu hiệu của bệnh gì ?

Nguồn: What Is Blurred Vision?

Exit mobile version