Site icon Medplus.vn

Mách bạn TOP 3 dược liệu chữa RỐI LOẠN KINH NGUYỆT

RỐI LOẠN KINH NGUYỆT

RỐI LOẠN KINH NGUYỆT

Rối loạn kinh nguyệt là những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường của người phụ nữ. Bệnh khiến cho kỳ kinh nguyệt bị chậm, tới sớm, hoặc rong kinh, chảy ít,… Bệnh gây ra sự khó chịu cho đời sống sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của phụ nữ. Hiểu được vấn đề đó, Medplus đã tổng hợp giúp bạn TOP 3 dược liệu trị rối loạn kinh nguyệt được khuyến cáo sử dụng bởi bộ Y Tế!

1. Dược liệu Cỏ hồi đầu

Tên tiếng Việt: Hồi đầu thảo, Cỏ vùi đầu, Củ điền thất, Vạn bốc, Vùi sầu, Bơ pỉa mển (Thái), Mằn tảo láy, Hổi thẩu (Tày), Thủy điền thất

Tên khoa học: Tacca plantaginea (Hance) Drenth

Họ: Taccaceae

Cỏ hồi đầu trị rối loạn kinh nguyệt

Thành phần

Cỏ hồi đầu thảo chứa thành phần chủ yếu là saponin steroid. Chất này đem thủy phân sẽ giải phóng diosgenin với hàm lượng dao động trong khoảng 1,12 – 1,14%.

Bộ phận dùng

Dùng thân rễ.

Tính vị

Vị đắng, hơi the, tính bình

Công dụng

Theo y học cổ truyền, hồi đầu thảo có công dụng bổ máu, chống ứ trệ khí huyết, làm tan máu bầm, thông kinh, tiêu thũng, giảm sưng, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, lợi mật. Chủ trị:

Bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt

Chuẩn bị: Hồi đầu thảo dạng khô

Cách sử dụng: Dược liệu đem tán thành bột mịn, đóng bịch ni lông hoặc cất vào trong lọ có nắp đậy để dùng trong thời gian dài. Mỗi ngày lấy 10g pha với nước đun sôi để nguội uống. Thời gian bắt đầu uống thuốc là sau ngày có kinh khoảng 2 tuần. Một liệu trình điều trị kéo dài trong 10 ngày. Sau 2 – 3 đợt uống thuốc chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định, máu tốt, da dẻ hồng hào nhuận sắc hơn.

Tham khảo thêm thông tin về Cỏ hồi đầu tại đây.

2. Dược liệu Huyền hồ

Tên tiếng Việt: Huyền hồ sách, Huyền hồ, diên hồ sách

Tên khoa học: Corydalis yanhusuo W . T. Wang

Họ: Papaveraceae (Thuốc phiện)

Huyền hồ trị rối loạn kinh nguyệt

Thành phần

Dược liệu chứa một số alkaloid như protin, corybolbin, dehydrocorydalin, corydalin,…

Bộ phận dùng

Củ rễ được dùng làm thuốc, được gọi là diên hồ sách.

Tính vị

Vị đắng, hăng, tính ôn.

Công dụng

Công năng: Chỉ thống, tán ứ, hoạt huyết, lợi khí. Tẩm với giấm làm tăng tác dụng giảm đau, tẩm rượu tăng tác dụng hành huyết. Sao vàng có tác dụng điều huyết, còn dùng sống có tác dụng phá huyết.

Chủ trị: Đau bụng do khí hư, rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, huyết ứ gây đau, chấn thương tụ máu, sản hậu ứ huyết thành hòn cục, trị đau nhức toàn thân, thông lợi tiểu tiện.

Bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt

Chuẩn bị: Đương quy (tẩm rượu sao), huyền hồ (bỏ vỏ, sao giấm) mỗi thứ 1 lượng, quất hồng 2 lượng.

Thực hiện: Đem các vị tán bột, trộn với rượu và luyện với hồ làm thành hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 100 viên uống cùng với nước giấm sắc khi đói.

Tham khảo thêm thông tin về Huyền hồ tại đây.

3. Dược liệu Mào gà đỏ

Mào gà đỏ trị rối loạn kinh nguyệt

Thành phần

Bộ phận dùng

Cụm hoa

Tính vị

Vị ngọt, tính mát
Quy Kinh: Can.

Công dụng

Bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt

Chữa rong kinh, máu ra nhiều trong kỳ hành kinh

Dùng 30g hoa mào gà đỏ sắc với rượu uống

Rong kinh

Kê quan hoa 20g, ngải cứu 20g sao cháy. Sắc uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình.

Kinh nguyệt quá nhiều (đa kinh)

Kê quan hoa lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6g khi bụng đói với một chút rượu, hoặc Hoa mào gà sao cháy tán bột uống mỗi lần 6 – 9 g với nước ấm, hoặc Hoa mào gà trắng sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần mỗi lần 6g với một chút rượu vang hoặc nước ấm.

Kinh nguyệt không đều

Kê quan hoa đỏ và trắng mỗi loại 9g sắc uống, hoặc Kê quan hoa trắng 15g, Long nhãn hoa 12g, ích mẫu thảo 9g, thịt lợn nạc vừa đủ, hầm ăn, nếu có kèm theo khí hư thì gia thêm vỏ trắng rễ Tần bì 9g.

Lưu ý khi sử dụng

Tham khảo thêm thông tin về Mào gà đỏ tại đây.

Kết luận

Các loại dược liệu trị RỐI LOẠN KINH NGUYỆT nêu trên là những loại dược liệu tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng nhiều trong y học nên bạn có thể tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, tác dụng điều trị của dược liệu có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của thầy thuốc hoặc chuyên gia, vì vậy bệnh nhân phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc, không được tự ý sử dụng thuốc.

Nguồn tham khảo: Tra cứu dược liệu, Medplus

Exit mobile version