Site icon Medplus.vn

TOP 3 dược liệu trị KIẾT LỴ hiệu quả mà bạn nên biết

Kiết lỵ

Kiết lỵ

Kiết lỵ (bệnh lỵ) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy nghiêm trọng, ngoài phân lỏng còn kèm theo máu. Bệnh không những gây ra khó khăn trong đời sống sinh hoạt của người bệnh mà nếu để lâu sẽ gây nguy hiểm. Hiểu được vấn đề đó, Medplus đã tổng hợp TOP 3 loại dược liệu trị kiết lỵ hiệu quả, được y học nói chung và dân gian nói riêng sử dụng rộng rãi.

1. Cẩm xà lặc

Tên tiếng Việt: Găng cơm, Găng lá nhỏ, Cẩm xà lặc, Găng cốm, Găng hoa nhỏ, Căng cườm, Nam càng
Tên khoa học: Canthium parvifolium Roxb.
Tên đồng nghĩa: Canthium horridum Benth.
Họ: Rubiaceae (Cà phê)
Cẩm xà lặc có công dụng trị bệnh kiết lỵ

Thành phần

Sơ bộ thấy có ancaloit và saponozit.

Bộ phận dùng

Toàn thân.

Tính vị

Vị đắng, chát, tính mát

Công dụng trong việc điều trị bệnh

Vỏ thân và vỏ cành dùng chữa lỵ. Dùng dưới dạng thuốc sắc.

Lá cây này được dùng giã nát đắp lên vết thương, nhưng ít được dùng hơn lá cây mỏ quạ thuộc họ Dâu tằm.

Bài thuốc trị kiết lỵ

Dùng thân cây khô 25g đến 30g, rửa sạch, sắc nước đặc lấy khoảng 1 bát nước uống trong ngày.

Lưu ý đối với người dùng

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây cẩm xà lặc. Có thể nói, đây là cây thuốc nam hỗ trợ điều trị kiết lỵ và sưng tấy rất tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng đúng liều lượng và liệu trình mới có hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin về dược liệu Cẩm xà lặc tại đây.

2. Vừng đen

Vừng đen hay còn được gọi là Mè, Du tử miêu, Cự thắng tử, Chi ma, Bắc chi ma, Hổ ma.

Tên khoa học: Sesamum indicum L.

Tên đồng nghĩa: Sesamum orientale L.

Vừng đen có thể trị kiết lỵ

Thành phần

Trong hạt vừng đen có từ 40-55% dầu, có khi lên tới 60%. Ngoài ra còn chừng 5-6% nước, 20- 22% chất protein, 5% trong đó có: 1,7mg đồng, 1% canxi oxalat, 6,3-8,8% chất không có nitơ, pentozan, lexitin, phytin và cholin.

Tính vị

vừng đen có vị ngọt, tính bình, không độc, quy vào kinh can thận.

Công dụng trong việc điều trị bệnh

Bài thuốc trị kiết lỵ

Ăn sống vừng đen mỗi ngày 30 g (ăn trong 3 ngày), kiên trì sẽ thấy hiệu quả.

Lưu ý đối với người dùng

Kiêng kỵ: Âm suy, cơ thể khô ráo.

Tham khảo thêm thông tin về Vừng đen tại đây.

3. Thanh thất

Thanh thất còn có nhiều tên khác nhau như Càng cua thơm, Thanh thất, Xú xuân, Hom thơm (tiếng Thái), Cam tòng hương.

Tên khoa học: Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston 

Tên đồng nghĩa: Adenanthera triphysa Dennst.

Họ thực vật: Simarubaceae (Thanh thất).

Thanh thất trị kiết lỵ

Thành phần

Có một chất giống như nhựa màu đỏ, nhưng không tan trong rượu, trong ether và trong nước.

Khi khía vỏ, người ta được một thứ nhựa màu đỏ nâu, hay xám dẻo, mùi thơm, tại Ấn Độ người ta gọi là matipaula.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Tính vị

Thanh thất có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, không độc.

Công dụng trong việc điều trị bệnh

Bài thuốc trị kiết lỵ

Chữa lỵ ra máu, đau bụng chói hay đại tiện ra máu:

Lấy vỏ (thân hoặc rễ) Thanh thất phơi khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 6 – 12g.

Tham khảo thêm thông tin về Thanh thất tại đây.

Kết luận

Các loại dược liệu trị KIẾT LỴ nêu trên là những loại dược liệu tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có thể tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, tác dụng điều trị của dược liệu có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia, vì vậy bệnh nhân phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, không được tự ý sử dụng bài thuốc.

Nguồn tham khảo: Drugbank, Medplus.

Exit mobile version