Site icon Medplus.vn

TOP 4+ bài thuốc hay nhất từ dược liệu quý [ Thuốc Dấu ]

14 thuoc dau - Medplus

Cây Thuốc Dấu luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Thuốc dấu, Dương san hô

Tên khoa học: Euphorbia tithymaloides L.

Tên đồng nghĩa: Pedilanthus tithymaloides Poit

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

1. Đặc điểm dược liệu

2. Phân Bố

Đây là một loại cây bản địa ở vùng Bắc Mỹ và Trung Mỹ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, nó được trồng khá phổ biến để vừa làm cảnh, vừa làm thuốc.

Cây thuốc dấu sinh trưởng tốt ở những vùng đất cát, thoát nước tốt và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt, những vùng đất có chứa nhiều nguyên tố như đồng, bo, mangan, kẽm, molybden rất thích hợp để trồng thuốc dấu.

3. Bộ phận dùng:

Toàn thân

4. Thu hái, chế biến

Thuốc dấu thường được sử dụng ở dạng tươi đắp ngoài hoặc dạng khô để sắc nước uống.

5. Bảo quản

Nếu thuốc dấu ở dạng khô, bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Thuốc dấu có tính hàn, vị chua hơi chát, có độc. Có tác dụng tán ứ tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết sinh cơ. Bộ phận rễ của loại cây này có thể làm cho người dùng bị nôn.

6. Công dụng

Dược liệu này được sử dụng để chữa trị các bệnh lý như sau:

Liều dùng

Dùng ngoài liều không cố định

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Hồng tước san hô chữa vết thương có mủ

Lá hồng tước san hô tươi giã nát đắp vào vết thương để hút mủ ra

2. Dương san hô trị mụn nhọt

Lá hồng tước san hô tươi giã nát đắp vào chỗ có mụn nhọt để tiêu sưng, rút mủ ra

3. Chữa vết thương chảy máu từ cây ngải rít

Dùng lá tươi rịt ở ngoài vết thương hoặc dùng nhựa cây xoa vào vết thương

4. Cây thuốc giấu trị rắn cắn

Giã cây tươi với một ít muối và đắp vào vết thương.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Để sử dụng thảo dược chữa bệnh cho đúng và hiệu quả, người bệnh cần phải phân biệt được cây “thuốc dấu” và cây “thuốc giấu”. Bởi nếu thoạt nghe qua, chúng ta sẽ nhầm tưởng  2 vị thuốc này là một. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn khác nhau về hình thái, cho đến tác dụng và công dụng.

Cây thuốc dấu được phân thành nhiều loại như thuốc dấu cà doong, thuốc dấu Kunth… là loại cây bản địa của Trung Mỹ và Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, chúng vừa được trồng để làm cảnh, vừa làm thuốc và có thể trồng ở bất kỳ đâu.

Tuy nhiên, thuốc giấu lại có những đặc điểm khác. Đây là một tên gọi của người dân bản địa đặt ra để biểu thị cho sự quý hiếm của loại dược liệu này. Vì “giấu” chính là giấu giếm, cất kỹ đi để họ sử dụng dần. Loại thảo dược được người dân gọi bằng thuốc giấu chính là sâm Ngọc Linh – một loại sâm mọc phổ biến ở Kon Tum, nơi có độ cao trên 2000m.

Thuốc giấu có vị ngọt đắng, là cây thuốc của người dân Xê – Đăng, được sử dụng để kích thích thần kinh, tăng trí nhớ, tăng sinh lực, chống mỏi mệt… Để sử dụng, có thể lấy sâm ngọc linh sắc nước uống hoặc dùng dưới dạng bột.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version