Site icon Medplus.vn

TOP 7+ thực phẩm giúp giảm triệu chứng Dị Ứng Theo Mùa

Khi nghĩ đến thực phẩm và dị ứng, bạn có thể nghĩ đến việc loại bỏ một số loại thực phẩm khỏi chế độ ăn uống của mình để tránh phản ứng ngược. Nhưng mối liên hệ giữa dị ứng theo mùa và thực phẩm chỉ giới hạn ở một vài nhóm thực phẩm được gọi là thực phẩm phản ứng chéo. Những người bị dị ứng theo mùa có thể bị phản ứng với thực phẩm gây phản ứng chéo. Vậy bị dị ứng theo mùa ăn gì? Cùng Medplus tìm hiểu những thực phẩm giúp giảm các tình trạng dị ứng theo mùa qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về bệnh dị ứng theo mùa

bệnh dị ứng theo mùa

Dị ứng theo mùa xảy ra khi hệ thống miễn dịch xác định một chất trong không khí là nguy hiểm, mặc dù chúng vô hại. Cơ thể đáp ứng miễn dịch bằng cách giải phóng histamin và các hóa chất vào trong máu gây nên phản ứng dị ứng.

Dị ứng theo mùa, còn được gọi là sốt cỏ khô hoặc viêm mũi dị ứng, chỉ xảy ra vào một số thời điểm nhất định trong năm – thường là mùa xuân hoặc mùa hè. Chúng phát triển khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng, như phấn hoa thực vật, dẫn đến nhiều nghẹt mũi, hắt hơi và ngứa.

2. Thực phẩm giúp giảm triệu chứng dị ứng theo mùa

Thực phẩm giúp giảm triệu chứng dị ứng theo mùa

Việc điều trị dị ứng thường bao gồm các loại thuốc không kê đơn. Nhưng thay đổi lối sống cũng có thể giúp giảm bớt những rắc rối của dị ứng. Thêm một số loại thực phẩm vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm các triệu chứng như chảy nước mũi và chảy nước mắt. Ngoài ra còn giúp giảm viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bị dị ứng theo mùa như:

2.1. Gừng

Nhiều triệu chứng dị ứng khó chịu đến từ các vấn đề viêm nhiễm như sưng tấy, kích ứng ở mũi, mắt và cổ họng. Gừng có thể giúp giảm các triệu chứng này một cách tự nhiên.

Từ lâu, gừng đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho một số vấn đề sức khỏe. Đáng kể đến là buồn nôn và đau khớp. Gừng cũng chứa các hợp chất phytochemical chống oxy hóa và chống viêm.

Trong một nghiên cứu động vật năm 2016: Gừng ngăn chặn việc sản xuất các protein chống viêm trong máu của chuột, dẫn đến giảm các triệu chứng dị ứng. Dường như không có sự khác biệt về khả năng chống viêm của gừng tươi và gừng khô. Hãy thêm gừng vào món xào, bánh nướng hoặc pha trà gừng để giảm tình trạng dị ứng theo mùa.

2.2. Phấn hoa ong

Người bị dị ứng theo mùa có thể ăn phấn hoa để cải thiện bệnh. Phấn hoa ong không chỉ là thức ăn cho ong mà con người vẫn có thể ăn được. Hỗn hợp các enzym, mật hoa, mật ong, phấn hoa và sáp này thường được làm thành một loại thuốc chữa bệnh sốt cỏ khô.

Nghiên cứu cho thấy phấn hoa ong có đặc tính chống viêm, kháng nấm và kháng khuẩn. Trongmột nghiên cứu động vật, phấn ong ức chế sự kích hoạt của các tế bào mast – một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa các phản ứng dị ứng.

2.3. Trái cây có múi

Tác dụng của  Vitamin C là ngăn ngừa và rút ngắn thời gian cảm lạnh. Ngoài ra, vitamin C còn mang lại lợi ích cho những người bị dị ứng theo mùa. Ăn thực phẩm giàu vitamin C đã được chứng minh là giảm viêm mũi dị ứng – sự kích ứng đường hô hấp trên do phấn hoa từ cây nở hoa.

Vì vậy, trong mùa dị ứng, hãy bổ sung các loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao như:

2.4. Nghệ

Nghệ được biết đến như một nguyên liệu chống viêm. Thành phần hoạt chất của nghệ là curcumin, có liên quan đến việc giảm các triệu chứng của nhiều bệnh do viêm. Gừng giúp giảm thiểu sưng tấy và kích ứng do viêm mũi dị ứng.

Nghệ có thể được dùng dưới dạng thuốc viên, trà và trong chế biến thực phẩm. Cho dù bạn dùng nghệ như một chất bổ sung hay sử dụng nó trong nấu ăn, hãy kết hợp nghệ với tiêu đen. Hạt tiêu đen làm tăng sinh khả dụng của curcumin lên đến 2.000 phần trăm.

2.5. Cà chua

Cà chua tốt cho người bị dị ứng theo mùa

Cam quýt được biết đến là nhiều vitamin C và cà chua là một nguồn tuyệt vời khác. Một quả cà chua cỡ trung bình chứa khoảng 26% giá trị vitamin C được khuyến nghị hàng ngày.

Ngoài ra, cà chua có chứa lycopene – một hợp chất chống oxy hóa. Lcopene giúp chống lại và sửa chữa hệ thống bị viêm. Lycopene dễ hấp thụ vào cơ thể hơn khi được nấu chín, vì vậy hãy chọn cà chua đóng hộp hoặc nấu chín để tăng cường sức khỏe.

2.6. Cá hồi và các loại cá béo khác

Hãy thêm cá béo vào chế độ ăn cho người bị dị ứng theo mùa. Có một số bằng chứng cho thấy axit béo omega-3 từ cá có thể tăng cường khả năng chống dị ứng và thậm chí cải thiện bệnh hen suyễn. Các nghiên cứu cho thấy các axit béo đã giúp làm giảm sự thu hẹp của đường thở xảy ra trong bệnh hen suyễn và một số trường hợp dị ứng theo mùa. Những lợi ích này có thể đến từ các đặc tính chống viêm của omega-3.

The American Heart Association khuyến cáo người lớn nên ăn 8 ounce cá mỗi tuần, đặc biệt là các loại cá béo có thủy ngân thấp như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá ngừ.

2. 7. Hành tây

Hành tây là một nguồn tự nhiên tuyệt vời của quercetin. Một số nghiên cứu cho thấy quercetin hoạt động như một chất kháng histamine tự nhiên, làm giảm các triệu chứng của dị ứng theo mùa. Hành tây cũng chứa một số hợp chất chống viêm và chống oxy hóa khác, bạn hãy thêm hành tây vào chế độ ăn uống trong mùa dị ứng.

Hành tây sống có hàm lượng quercetin cao nhất, tiếp theo là hành trắng và hành lá. Nấu chín sẽ làm giảm hàm lượng quercetin, vì vậy để có tác dụng tối đa, hãy ăn hành tây sống. Bạn có thể thử chúng trong món salad, trong nước chấm (như guacamole), hoặc như lớp phủ bánh sandwich. Hành tây cũng là thực phẩm giàu prebiotic giúp nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và hỗ trợ thêm khả năng miễn dịch và sức khỏe.

3. Kết luận

Những thực phẩm này không dùng để thay thế bất kỳ phương pháp điều trị dị ứng theo mùa nào. Nhưng chúng có thể giúp ích như một phần trong lối sống tổng thể của bạn. Nếu tình trạng dị ứng liên tục làm phiền đến bạn, hãy thử ngay những thực phẩm mà Medplus đã gợi ý trên.

Nguồn thông tin:

Exit mobile version