Site icon Medplus.vn

TOP 9 bài thuốc trị bệnh cực hay từ cây Xương Sông

Cây xương sông

Cây xương sông

A. Thông tin về Xương Sông

Xương song còn thường được gọi là: Rau súng ăn gỏi, xang sông, hoạt lộc thảo.

Tên khoa học: Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce, thuộc Họ: Asteraceae (Cúc)

1. Đặc điểm của cây

Cây xương sông

2. Phân bố, thu hái và chế biến

3. Bộ phận dùng

Người ta chủ yếu dùng lá của cây; cũng có khi dùng thân và rễ cây.

4. Thành phần hoá học

Trong lá xương sông Việt Nam có 0,24% tinh dầu với thành phần chủ yếu là methylthymol (94,96%),  p. cymen (3,28%), limonen (0,12%) v..v.. (J. Ess.Oil Res., USA 3, 1990).

5. Tính vị

Vị thuốc có vị cay, tính bình.

B. Các bài thuốc từ cây Xương sông

Cây có công dụng: Chữa cảm sốt, chữa ho, suyễn, nôn mửa, đầy bụng,…

1. Chữa thấp khớp:

Lá xương sông (liều lượng tùy theo mức tổn thương) giã nát, xào nóng, chườm lên vùng đau nhức hoặc viêm tấy. Nếu bó lá tại chỗ, để qua đêm càng tốt.

2. Chữa viêm họng

Lấy 5-10 lá xương sông bánh tẻ. Giấm ăn 20-30ml. Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ (để giải phóng tinh dầu) rồi đem nhúng vào giấm để ngậm.

3. Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ

Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá, mật ong 5 thìa con. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.

4. Chữa ho thông thường

Lá xương sông, lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, cho tất cả vào hấp đường hoặc mật ong để ngậm. Bài thuốc này dùng chữa chứng ho thông thường do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản sẽ có kết quả tốt.

5. Chữa đầy bụng, khó tiêu

Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.

6. Chữa đau nhức răng

Rễ rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, ngâm khoảng 10 ngày là có thể dùng dược, dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi.

7. Ho trẻ em

Xương sông, lá Hẹ, Hồng bạch, hoa Ðu đủ đực, sắc uống.

8. Trẻ em sốt cao, co giật, thở gấp

Xương sông, Chua me đất giã nhỏ chế nước nóng vào vắt lấy nước cốt uống.

9. Trúng phong cấm khẩu

Lá Xương sông và lá Xương bố giã tươi hòa với nước nóng uống hoặc sắc nước uống.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây Xương sông cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version