Có bao nhiêu loại THUỐC UỐNG TRỊ VIÊM XOANG đang được sử dụng hiện nay? Trong số đó, thuốc uống trị viêm xoang nào an toàn và hiệu quả tốt nhất? Ngoài là thuốc uống trị viêm xoang, các loại thuốc này có công dụng nào khác không và thành phần của chúng là gì? Medplus sẽ giới thiệu các thông tin chính xác về các loại thuốc uống trị viêm xoang ngay trong nội dung bên dưới đây.
Thuốc uống trị viêm xoang là một trong những nhóm thuốc phổ biến hiện nay, có khả năng giảm các triệu chứng của viêm mũi và viêm xoang. Thuốc uống trị viêm xoang có hai dạng, đó chính là thuốc thông mũi và thuốc giảm đau.
Danh sách các loại thuốc uống trị viêm xoang phổ biến nhất
Hiện nay có rất nhiều loại THUỐC UỐNG TRỊ VIÊM XOANG khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, đâu là loại thuốc tốt nhất? Đâu là loại thuốc hiệu quả nhất? Và đâu là loại thuốc bạn đang cần nhất? Sau đây là một số gợi ý tham khảo.
1. Thuốc uống trị viêm xoang Mebratux
Thuốc Mebratux là thuốc ETC được sản xuất tại công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun – Việt Nam. Thuốc có tác dụng điều trị viêm mũi xoang, viêm phế quản cấp và mãn tính, ho cấp và mãn tính.
Thành phần
- Eprazinon Dihydroclorid 50 mg.
- Tá dược khác: Dầu đậu nành, Dầu cọ, Lecithin, Sáp ong, Aerosil, Gelatin, Glycerin, Vanilin, Methyl Paraben, Propyl Paraben, Kali Sorbat, Sorbitol Long, Titan Dioxit, Allura red, Tartrazin yellow.
Công dụng của thuốc uống trị viêm xoang Mebratux
Mebratux được chỉ định để:
- Làm loãng dịch nhầy ở các xoang, đường hô hấp.
- Hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm mũi xoang, ho cấp và mãn tính do nhiều nguyên nhân như: cảm cúm, suyễn.
Cách dùng Mebratux như thế nào để được hiệu quả tốt?
Mebratux được sử dụng qua đường uống. Thuốc Mebratux được dùng cho người lớn và trẻ em theo hướng dẫn của bác sĩ. Liều dùng khuyến nghị của thuốc được trình bày như sau:
- Người lớn: 3 – 6 viên/ ngày, chia 3 lần.
- Trẻ em: Theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Thời gian điều trị không quá 5 ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Mebratux có phải là thuốc uống trị xoang an toàn không?
Chỉ định: Mebratux được chỉ định đối với bệnh nhân viêm mũi xoang, viêm phế quản cấp và mãn tính, ho cấp và mãn tính.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi sử dụng thuốc.
- Ít khi gây rối loạn tiêu hóa.
- Dị ứng da rất hiếm.
- Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt hiếm xảy ra.
2. Thuốc uống trị viêm xoang Cephalexin 500 mg
Thuốc Cephalexin 500 mg là thuốc ETC được bào chế thành viên nang cứng. Thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị các nhiễm trùng gây ra bởi những dòng vi khuẩn nhạy cảm như viêm xoang, viêm phổi.
Thành phần
Mỗi viên nang cứng chứa:
- Thành phần chính: Cephalexin (Dưới dạng Cephalexin Monohydrat): 500mg.
- Tá dược khác: Bột Talc, Magnesi Stearat, Colloidal Silicon Dioxide , Microcrystalline Cellulose, Natri Crosscarmellose, Natri Lauryl Sulfat.
Công dụng của thuốc uống trị viêm xoang Cepalexin 500 mg
Thuốc Cephalexin 500 mg được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng gây ra bởi những dòng vi khuẩn nhạy cảm:
- Nhiễm khuẩn tai – mũi – họng: Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amidan và viêm họng.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản cấp và mãn, giãn phế quản nhiễm khuẩn.
- Viêm đường tiết niệu: Viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt.
- Nhiễm khuẩn sản phụ khoa.
- Nhiễm khuẩn răng.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm như: Bệnh nhọt, bệnh mủ da và chốc lở.
Cách dùng Cephalexin 500 mg như thế nào để được hiệu quả tốt?
Thuốc Cephalexin 500 mg được sử dụng qua đường uống. Liều dùng của thuốc được khuyến nghị như sau:
Người lớn:
- Liều thường dùng cho người lớn, uống 250 – 500 mg cách 6 giờ/ 1 lần, tùy theo mức độ nhiễm khuẩn.
- Liều có thể lên tới 4 g/ ngày.
Trẻ em:
- Liều thường dùng là 25 – 60 mg/ kg thể trọng trong 24 giờ, chia thành 2 – 3 lần uống.
- Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều tối đa là 100 mg/kg thể trọng trong 24 giờ.
Cephalexin 500 mg có phải là thuốc uống trị viêm xoang an toàn không?
Chỉ định: Thuốc Cephalexin 500 mg được chỉ định đối với bệnh nhân cần điều trị các nhiễm trùng gây ra bởi những dòng vi khuẩn nhạy cảm như viêm xoang.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi sử dụng thuốc.
Thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn.
Ít gặp: Tăng bạch cầu ưa Eosin, nổi ban, mề đay, ngứa, tăng Transaminase gan có hồi phục.
Hiếm gặp:
- Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, viêm đại tràng giả mạc.
- Máu: Tăng bạch cầu ưa Eosin, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu.
- Da: Nổi ban, mề đay, ngứa, hiếm khi gặp hội chứng Steven – Jonhson, hồng ban đa dạng, hội chứng Lyell, phù Quincke.
- Gan: Tăng Transaminase gan có hồi phục, viêm gan, vàng da ứ mật.
- Tiết niệu – sinh dục: Ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, viêm thận kẽ có hồi phục.
- Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, phản ứng phản vệ, mệt mỏi.
3. Thuốc Ceftanir
Thuốc Ceftanir là thuốc ETC có tác dụng hỗ trợ điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm như viêm xoang.
Thành phần
Thành phần của thuốc gồm:
- Hoạt chất chính: Cefdinir (300 mg).
- Tá dược: Manitol, Magnesi Stearat, Acid Stearic.
Công dụng
Thuốc Ceftanir được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm:
- Viêm xoang cấp.
- Viêm phổi mắc phải cộng đồng.
- Những đợt cấp trong viêm phế quản mạn.
- Viêm họng, viêm Amidan.
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
Ceftanir có phải là thuốc uống trị viêm xoang an toàn không?
Thuốc Ceftanir được sử dụng qua đường uống. Thuốc Ceftanir được sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu lực của thuốc và hạn chế những rủi ro, người dùng cần phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Liều dùng khuyến nghị của thuốc được trình bày như sau:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
- Viêm phổi mắc phải cộng đồng: 300 mg x 2 lần/ ngày, dùng trong 10 ngày.
- Đợt cấp của viêm phế quản mạn: 300 mg x 2 lần/ ngày hoặc 600 mg/ lần/ ngày, dùng trong 10 ngày.
- Viêm xoang cấp: 300mg x 2 lần/ngày hoặc 600 mg/ lần/ ngày, dùng trong 10 ngày.
- Viêm họng, viêm Amidan: 300mg x 2 lần/ ngày hoặc 600 mg/ lần/ ngày, trong 5-10 ngày.
- Viêm da và cấu trúc da: 300mg x 2 lần/ ngày, trong 10 ngày.
Bệnh nhân suy thận:
- Ở người lớn với độ thanh thải Creatinin < 30 ml/ phút, nên dùng Cefdinir với liều 300 mg/ ngày.
Bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo:
- Đối với bệnh nhân đang chế độ chạy thận, liều khuyến cáo là 300 mg hoặc 7 mg/ kg tại thời điểm kết thúc một đợt chạy thận và sau đó dùng liều như trên, cách ngày.
Ceftanir có phải là thuốc uống trị viêm xoang an toàn không?
Chỉ định: Thuốc Ceftanir được chỉ định đối với bệnh nhân cần điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm như viêm xoang.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi sử dụng thuốc.
- Thường gặp: Tiêu chảy, nhiễm nấm Candida âm đạo, buồn nôn, đau đầu, đau bụng, viêm âm đạo.
- Ít gặp: Phát ban, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khí hư,….
Kết luận
Các loại THUỐC UỐNG TRỊ VIÊM XOANG phía trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, thuốc có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia. Mong rằng bạn có thể chọn được một sản phẩm phù hợp khi gặp vấn đề về điều trị viêm xoang từ bài viết trên.
Xem thêm:
Các loại thuốc trị viêm xoang khác: