Site icon Medplus.vn

Trâm bầu: Thảo dược Đông phương chữa các bệnh về tiêu hoá

Trầm bầu

Trầm bầu

A. Thông tin về Trâm bầu

Chưn bầu, Chưng bầu, Tim bầu, Săng kê, Song re là những tên gọi khác xung quanh tên gọi phổ biến của cây. Đây là loại cây được dùng để điều chế các vị thuốc trị các bệnh về giun kí sinh trong cơ thể người, các loại bệnh về đường tiêu hoá.

Tên khoa học: Combretum qualrangulare Kurz.

Họ: Bàng – Combretaceae.

1. Mô tả cây

Trầm bầu

2. Bộ phận dùng

Theo các ghi chép, người ta sử dụng hạt, rễ, lá – Semen, Radix et Folium Combreti Quadrangularis.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố: Trâm bầu thuộc loài cây của miền Ðông dương, mọc hoang rải rác khắp nơi vùng nước ngọt, nước mặn và đất phèn.

Thu hái, chế biến: Có quả vào tháng 1 – 2, đem phơi khô, lấy hạt. Rễ, lá có thể thu hái quanh năm.

4. Thành phần hoá học

Trong hạt có tanin, dầu béo, acid béo, oxalat calcium, acid oxalic tự do,…

Hàm lượng dầu trong hạt là 12%, chất không savon hoá là 4,3%. Dầu có màu nâu đỏ. Trong thành phần acid béo có acid palmitic (5,91%), acid linoleic (2,31%).

5. Tác dụng dược lý

Kháng ung bướu: Kết quả nghiên cứu của Giáo sư Pettit, giám đốc Viện nghiên cứu ung bướu thuộc bang Arizone (USA) cùng các cộng sự đã chiết xuất được một chất có tên là Combretastatin trong vỏ cây Trâm bầu. Khi chuyển sang dạng muối phosphat chất này hòa tan trong nước và được bào chế ở dạng thuốc viên, nhóm nghiên cứu của GS. Pettit đã chứng minh tác dụng của Combretastatin khi được dùng chung với một số chất kháng ung bướu khác như carboplatin, cisplatin, vinblastin, phối hợp xạ trị hoặc hóa trị, thuốc có thể tiêu diệt 95% tế bào ung bướu.

Lợi mật: Nước sắc lá Trâm bầu có tác dụng tăng tiết mật, vì vậy giúp cho sự tiêu hóa thức ăn dễ dàng, dân gian gọi là thuốc bổ đắng, nó giúp ăn ngon miệng và kích thích sự ăn ngon, gia tăng cảm giác thèm ăn.

Lợi tiểu: uống nước sắc lá Trâm bầu, lượng nước tiểu bài tiết tăng lên rõ rệt nhưng chậm hơn so với Furosemid, nhưng tác dụng này được kéo dài trong những giờ sau, điều này có thể giúp cho cơ thể giải độc tốt mà không gây tai biến khi sử dụng.

B. Vị thuốc Trâm bầu

1. Công dụng

2. Liều dùng

Tuỳ theo mục đích sử dụng mà có liều lượng thích hợp. Trung bình vào khoảng 15-20g.

C. Bài thuốc có vị Trâm bầu

Trị giun đũa, giun kim: Dùng hạt đem nướng rồi kẹp qua Chuối chín, nhai nuốt. Người lớn dùng 10-15 hạt (14-20g), trẻ em tuỳ tuổi 5-10 hạt (7-14g). Uống liền trong 3 ngày.

Nhân dân thường dùng phối hợp với lá Mơ tam thể; cắt nhỏ hai thứ trộn đều, thêm bột và nước làm bánh ăn vào sáng sớm lúc đói.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

 

Exit mobile version