Site icon Medplus.vn

Trầm cảm tuổi dậy thì là gì? 4 cách điều trị cha mẹ nên biết

Trầm cảm là một căn bệnh khá phổ biến và có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng với cuộc sống. Đây là căn bệnh thuộc dạng tâm thần học đặc trưng của dạng rối loạn khí săc. Là biểu hiện của một tình trạng buồn chán, giảm hứng thú quá mức và kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống như công việc,học tập, gia đình và xã hội. Và thường suất hiện ở tuổi dậy thì của các bạn trẻ vị thành niên. Sau đây hãy cùng songkhoe.medplus.vn tìm hiểu thêm về căn bệnh này nhé.

Nguyên nhân trầm cảm

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có 3 nguyên nhân gây bệnh phổ biến chính bao gồm:

Áp lực trong học tập

Bố mẹ nào cũng muốn con mình có một kết quả học tập thật tốt. Vì thế, việc bắt các con của mình phải học thật nhiều, đè nặng áp lực lên điểm số. Và tỏ thái độ không hài lòng nếu không đạt được kết quả như mong đợi đã khiến con mình luôn trong trạng thái áp lực, mệt mỏi chỉ để muốn làm hài lòng cha mẹ của mình.

Thiếu sự quan tâm của gia đình

Gia đình nào cũng muốn có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Do đó, việc tập trung làm việc, kiếm tiền đã khiến phụ huynh không quan tâm nhiều với con cái. Từ đó đã tạo nên những khoảng cách vô hình với con của mình mà không hay biết. Ở độ tuổi dậy thì, những bạn trẻ mắc phải căn bệnh trầm cảm cũng vì một phần không có thời gian tâm sự với cha mẹ và phải chịu đựng một mình. Một số nguyên nhân khác từ gia đình có thể là: rạng nứt tình cảm giữa cha mẹ, con cái.

Di truyền qua Gen

Theo một số công bố mới nhất của các nhà khoa học thì trầm cảm có liên quan đến yếu tố di truyền. Những người có thành viên gia đình từng mắc trầm cảm sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần người bình thường. Một nhóm nghiên cứu của Anh đã phân lập một gen gặp phổ biến ở nhiều thành viên trong gia đình bị trầm cảm. Họ đã tìm thấy nhiễm sắc thể 3p25-26 đã được tìm thấy trong hơn 800 gia đình có trầm cảm tái phát. Các nhà khoa học tin rằng nhiều như 40% những người bị trầm cảm có thể liên quan đến gen. Môi trường và các yếu tố tạo nên 60% khác.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm

Dấu hiệu trầm cảm xuất hiện tùy thuộc vào từng người, từng độ tuổi. Và ở tuổi dậy thì thông thường sẽ xuất hiện những trường hợp phổ biến như sau. Phụ huynh cần lưu ý những biểu hiện của con mình ở lứa tuổi dậy thì để phòng tránh bệnh:

Cách điều trị hiệu quả

Sau đây là một trong những cách điều trị và thông tin để người đọc có thể biết thêm về cách điệu trị bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, những thông tin này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ và các chuyên viên y tế. Luôn luôn tới các bệnh viện và phòng khám để tham khảo ý kiến bác sĩ.

Dùng thuốc

Để đạt được hiệu quả trong việc điều trị. Các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng một số thuốc phổ biến: scitalopram, paroxetine, sertraline, fluoxetine và citalopram (SSRI). Các loại thuốc khác venlafaxine, duloxeton và bupropion (SNRI). Tuy nhiên dùng thuốc sẽ có những tác dụng phụ đi kèm như:

Tâm lý trị liệu

Phương pháp trị liệu này sẽ giúp người bệnh tháo gỡ nhưng điều mà họ không thể nhận ra, xác định những tiêu cực đang xoay quanh người bệnh.Dạy cho người bệnh những cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng góp phần khiến họ bị trầm cảm. Từ đó làm cho người bệnh hiểu nơi những cảm xúc đến từ đâu, giúp họ thấu hiểu và vượt qua căn bệnh của mình.

Vật lý trị liệu

Nếu dùng thuốc và tâm lý trị liệu không hiệu quả. Một trong những phương pháp khác bác sĩ có thể dùng đó là sử dụng liệu pháp sốc điện. Tuy nhiên liệu pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn hoặc mất trí nhớ, thường là chỉ trong ngắn hạn.

Một số cách trị liệu tại gia nên dùng

Các đọc giả cũng có thể dùng một trong những phương pháp sau đây để điều trị cũng như phòng tránh cho mình, gia đình, bạn bè khỏi căn bệnh trầm cảm.

Trầm cảm là căn bệnh đáng lo ngại đối với mọi người đặc biệt là các bạn trẻ tuổi dậy thì. Vì thế, mong những thông tin mà bài viết đưa ra cho bạn sẽ giúp ích. Hãy nhớ ghé thăm songkhoe.medplus.vn thường xuyên để đọc những bài viết bổ ích nhé.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Nguồn: hellobacsimayoclinic

Exit mobile version