Site icon Medplus.vn

Trầm Hương – Nguyên liệu cực quý và đắt giá trong Đông Y lẫn Tây Y

Tác dụng của Trầm Hương đối với sức khỏe luôn là câu hỏi đặt ra khi nhắc đến loại cây quý hiếm này. Theo nghiên cứu, có tới trên 60 bài thuốc Đông Y từ Trầm Hương; và vô vàn cách chữa bệnh khác trong Tây Y.

Từ xưa tới nay trầm hương ngoài công dụng làm thuốc trước hết là một chất thơm và chất định hương cao cấp. Xưa kia người ta gối đầu trên gối gỗ trầm hương, người ta đốt trầm trong những ngày lễ tết lớn. Ngày nay người ta trích từ trần hương những tinh dầu để làm chất định hương và chất thơm cao cấp.

Trầm Hương là gì?

Trầm Hương có lẽ đã trở nên vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta. Ta xông Trầm, dùng nhang Trầm hương trong tín ngưỡng tâm linh, đeo vòng tay Trầm Hương. Thực chất trầm hương được sinh ra từ vết thương của cây Dó Bầu. Thế nhưng, không phải bất kỳ thân cây Dó nào cũng có thể sinh ra chúng. Chỉ một số cây Gió có bệnh nhiễm dầu mới chứa Trầm ở phần lõi của thân.

Cây Dó Bầu (tạo ra tinh dầu trầm hương)

Trong tự nhiên có một số loài cây Dó thuộc họ Trầm, trong quá trình phát triển do tác động của thiên nhiên tạo sự phản ứng tương tác. Lâu dần trong cây tích tụ một lượng dầu rồi lan dần ra, làm biến đổi các phân tử gỗ thành nhiều dạng màu sắc, hương thơm và hình dáng khác nhau. Trải qua hàng chục đến hàng trăm năm thì tạo ra được Trầm Hương như chúng ta biết ngày nay. Tuy nhiên không phải cây Dó nào cũng có khả năng tích tụ trầm, do đó Trầm Hương rất quý và hiếm.

Phân loại Trầm Hương

 1. Kỳ Nam

Kỳ Nam Trầm

Là loại trầm cực kỳ quý hiếm và đắt đỏ. Loại này có giá lên đến hàng tỷ đồng vì rất khóa khai thác. Kỳ Nam là phần gỗ mục chứa lượng tinh dầu rất cao, mềm dẻo, mang đủ vị đắng, cay, thơm, ngọt. Gỗ Kỳ nam nặng và nhuyễn, có đủ vị cay, chua, đắng, ngọt, thơm tho. Nó tích chứa nhiều tinh dầu nên khi cháy cho ngọn màu xanh, khói lên thẳng và cao, bay lờ lững trong không khí rất lâu.Trầm Hương Kỳ Nam được chia thành 4 loại chính:

Sách xưa xếp loại kỳ nam: “nhất Bạch, nhì Thanh, tam Huỳnh, tứ Hắc”.

2. Trầm Rễ

Trầm Rễ là loại trầm hình thành từ rễ cây chìm dưới nước, gần giống như Kỳ Nam nhưng không hoàn hảo bằng Kỳ Nam. Với giá trị cao và khó khai thác, Trầm Rễ cũng ít khi được bày bán trên thị trường mà chỉ yếu là trao đổi qua tay.

3. Trầm Kiến

Trầm Kiến cũng là một loại trầm quý hiếm trong tự nhiên, do các loài kiến đục lỗ trên thân cây tạo thành. Có các loại Trầm Kiến như kiến xanh, kiến điệp, kiếm kim, kiếm vách lầu, kiến gai, kiến lỗ,…

4. Trầm Tốc

Trầm Tốc có chất đặc, không lỗ, hàm lượng dầu không cao,được xếp thành 4 nhóm chính: Tốc đỉa, tốc dây, tốc hương, tốc pi. Trầm Tốc có giá thành hợp túi tiền, từ vài trăm đến vài triệu đồng, nên là loại trầm được nhiều người ưa chuộng.

Thành phần hoá học

Tác dụng của Trầm Hương trong Đông Y

Công dụng của Trầm Hương trong Đông Y

Theo Đông Y: Trầm là dược liệu quý, là vị thuốc quý hiếm và đắt, có vị cay, tính ôn.

An thần: Đốt Trầm giúp thư giãn, trấn tĩnh, an thần. Trầm hương có mùi thơm nhẹ nhưng đặc trưng, không thể trộn lẫn với một loại hương thơm nào khác. Lương y Huỳnh Văn Quang còn cho rằng, tinh dầu thơm của trầm phối với tinh dầu xạ hương; (lấy từ túi thơm của con cầy hương) có công dụng tạo ra mùi hương rất đặc biệt, rất mạnh và quyến rũ.

  1. Giảm đau: Giúp chữa các bệnh đau đầu, đau ngực, đau bụng.
  2. Có lợi tiêu hóa: gỗ trầm hương giúp hạ đờm, trị tiêu chảy, chống nôn.
  3. Tốt cho tim mạch: Đông y cho rằng trầm giúp trợ tim, mạnh tim, khó thở.
  4. Tốt cho thận: Trầm bổ nguyên dương, làm ấm thận; rất tốt với người thận khí hư, lợi tiểu. Đặc biệt hơn, tinh dầu trầm còn giúp chữa tăng cường sinh lực cho phái mạnh.

Hầu như Trầm Hương góp mặt trong tất cả các bài thuốc dân gian; điều đó chứng tỏ giá trị của nó đem lại cho người sử dụng là rất lớn.

Tác dụng của Trầm Hương trong Tây Y

Nhiều bác sĩ trong nền y học hiện đại khuyên bệnh nhân của mình nên để Trầm Hương ở dưới gối để giảm chứng đau đầu; chống lại các bệnh trầm cảm… Bác sĩ cũng khuyên dùng một số người sử dụng Trầm Hương để uống giống như uống trà để thanh lọc cơ thể; chữa một số bệnh cơ bản và cải thiện sức khỏe của bản thân

  1. Kháng sinh: Trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm lành vết thương).
  2. Tim mạch: Chữa các bệnh suy tim, đau ngực, chữa hen suyễn.
  3. Tiêu hóa: Chữa đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy
  4. Tiết niệu: Chữa bí tiểu tiện.
  5. Ung thư tuyến giáp: Các thành phần dược liệu có trong Trầm Hương còn có khả năng tiêu diệt tế bào, đề phòng và chữa ung thư.

Có thể thấy, dù là y học cổ truyền hay hiện đại, dù trong đông y hay tây y thì Trầm Hương cũng đều cho thấy khả năng chữa bệnh của mình, và qua so sánh đối chiếu thì các công dụng trên của hai bên đều có nét tương đồng khá lớn, chứng tỏ giá trị của nó đem lại cho người sử dụng là rất cao.

Đơn thuốc có trầm hương

Lưu ý khi dùng Trầm Hương – Kỳ Nam

Chống chỉ định:

Xin lưu ý:

Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

Tra cứu dược liệu Việt Nam

Exit mobile version