Site icon Medplus.vn

Trẻ bị bại não là gì? – Những điều phụ huynh cần quan tâm

Trẻ bị bại não là gì?

Trẻ bị bại não là một tình trạng tổn thương não, thường là bẩm sinh. Những trẻ trước, trong sau sinh cho đến dưới 5 tuổi đều có nguy cơ bị bại não. Căn bệnh gây đa tàn tật về vận động, tinh thần, giác quan và hành vi. Nó để lại hậu quả nặng nề không chỉ cho trẻ mà cả gia đình và xã hội.

Ngoài ảnh hưởng đến vận động, nhiều trường hợp trẻ bị bại não còn kèm theo các tình trạng tàn tật khác như chậm phát triển trí tuệ, động kinh,… Tỷ lệ bại não khoảng 2/1000 trẻ sơ sinh. Bệnh có tỷ lệ mắc ở bé trai cao hơn bé gái khoảng 26%. Qua bài viết này, bố mẹ có thể hiểu hơn về bệnh bại não ở trẻ cũng như cách chăm sóc giúp trẻ có cuộc sống dễ dàng hơn.

Ngoài điều trị tại bệnh viện, sự chăm sóc của gia đình cũng rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc hồi phục của trẻ. Quan trọng nhất, hãy khiến cho trẻ cảm thấy bản thân tự tin và chấp nhận với tình trạng của mình.

Trẻ bị bại não là gì?

Nguyên nhân khiến trẻ bị bại não

Nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai

Một số nhiễm trùng ở phụ nữ mang thai như rubella, virus cự bào và toxoplasmosis (một chứng nhiễm trùng do ký sinh trùng nhẹ) có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này.

Thiếu khí não bào thai

Khi chức năng nhau thai bị giảm sút hoặc bị bóc tách khỏi thành tử cung trước khi sinh, có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho bào thai.

Trẻ bị bại não do sinh non

Những đứa trẻ sinh non có cân nặng nhẹ hơn 1,5kg có nguy cơ mắc bệnh bại não nhiều hơn những trẻ được sinh đủ tháng gấp 30 lần.

Những biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở

Thiếu oxy trong lúc chuyển dạ và sinh nở là nguyên nhân hầu hết các ca bại não. Trẻ sinh khó mất nhiều thời gian hơn để tiếp xúc với bên ngoài. Vì vậy, thời gian ở gian trong cơ thể mẹ quá lâu, trẻ rất dễ bị ngạt.

Bất đồng nhóm máu Rh

Bất đồng nhóm máu Rh là sự bất tương hợp nhóm máu giữa người mẹ và bào thai. Điều này có thể gây tổn thương não dẫn đến bại não. Rất may là bệnh bất đồng nhóm máu Rh có thể ngăn ngừa được.

Trẻ bị bại não do xuất huyết não

Thiếu vitamin K là nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là tình trạng phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Các bệnh lý khác do đông máu cũng góp phần làm tăng nguy cơ bại não ở trẻ.

Dấu hiệu trẻ bị bại não

Dấu hiệu trẻ bị bại não Khi đẻ ra không khóc ngay hoặc khóc yếu.

Điều trị cho trẻ bị bại não

Vật lý trị liệu

Trẻ thường được bắt đầu bằng vật lý trị liệu ngay sau khi được chẩn đoán. Điều trị này làm tăng kỹ năng vận động của trẻ như ngồi, đi, cải thiện cơ lực. Ngoài ra còn giúp phòng ngừa sự co kéo biến dạng cơ. Đôi khi trẻ còn được sử dụng các dụng cụ như nẹp, máng hoặc bó bột để ngừa co rút cơ. Điều này đồng thời còn giúp cải thiện chức năng của chân và tay. Nếu tình trạng co rút cơ quá nặng, trẻ cần được phẫu thuật để làm dài cơ bị bệnh.

Trẻ bị bại não được chỉ định dùng thuốc

Đôi khi thuốc còn được dùng để giảm bớt mức độ co cứng cơ và giảm các cử động lạ. Tuy nhiên các thuốc đường uống hiện nay không có tác dụng đáng kể. Đôi khi việc tiêm trực tiếp thuốc vào các cơ co cứng có thể có hiệu quả hơn trong vài tháng.

Một loại thuốc mới mang đến niềm hy vọng cho những trẻ bị liệt cứng vừa đến nặng. Để đưa thuốc vào bệnh nhân, người ta phải phẫu thuật để đưa vào dưới da một bơm tiêm. Thông qua đó thuốc được bơm liên tục.

Phẫu thuật

Đối với tình trạng co cứng hai chi dưới nặng, phẫu thuật có thể được cân nhắc. Phương pháp này có thể làm giảm vĩnh viễn tình trạng co cứng cũng. Ngoài ra, nó còn cải thiện khả năng vận động như ngồi, đứng, đi. Các bác sĩ sẽ cắt một số sợi thần kinh gây tình trạng co thắt nhiều nhất. Phẫu thuật này thường tiến hành khi trẻ được 2 đến 6 tuổi.

Cách chăm sóc cho trẻ bị bại não

Cách chăm sóc cho trẻ bị bại não

Điều hòa cảm giác vùng môi miệng

Tư thế bú đúng

Nhiều mẹ hay cho trẻ bú với tư thế ngửa ra sau. Tư thế này khá nguy hiểm vì có thể khiến trẻ bị sặc. Hãy thay đổi tư thế bú của bé bằng cách nâng đầu trẻ lên một chút bằng cùi trỏ. Hoặc có thể cho trẻ dựa vào một mặt phẳng nghiêng khoảng, 2 hai chân bé hướng vào mẹ. Tư thế này rất tốt vì nó giúp sữa chảy thẳng xuống thực quản.

Tư thế ăn đúng cho trẻ bị bại não

Tư thế ngồi vớ đầu và lưng thẳng, hai tay hướng về đường giữa, bảo đảm sự thư giãn, thoải mái và tạo thuận cho hoạt động ăn uống.
Giữ đầu và tay trẻ gập đưa về trước. Luôn luôn giữ thức ăn và thức uống từ phía dưới lên và từ phía trước tới.
Đặt trẻ ngồi hơi ngả sau đề giữ thẳng bằng, đầu và lưng thẳng. Cho trẻ ngồi trên đùi đối diện mẹ.
Khi trẻ thăng bằng tố hơn hãy đặt trẻ ngồi thẳng, hông gập và dang qua đùi của mẹ. Mẹ và trẻ ngồi đối diện.

Tập cho trẻ tự xúc ăn

Hãy bắt đầu bằng việc cho trẻ tự bốc, tự cầm thức ăn rồi hướng dẫn trẻ cho tay lên miệng để trẻ cảm nhận, trải nghiệm. Sau đó huấn luyện bằng muỗng, đũa…
Tư thể đúng khi cho trẻ ăn, đối với trẻ bại não có thể sử dụng ghế đặc biệt dành riêng cho trẻ.

Lời kết

Trẻ bị bại não có thể phục hồi phần nào dù rất chậm. Ngoài điều trị tại bệnh viện, sự chăm sóc của gia đình cũng rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc hồi phục của trẻ. Quan trọng nhất, hãy khiến cho trẻ cảm thấy bản thân tự tin và chấp nhận với tình trạng của mình. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version