Site icon Medplus.vn

Trẻ bị bệnh Crohn là gì? – Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ bị bệnh Crohn là gì?

Trẻ bị bệnh Crohn là một dạng viêm đường ruột. Các triệu chứng của bệnh này là đau bụng, tiêu chảy nghiêm trọng, mệt mỏi, giảm cân và suy dinh dưỡng. Tình trạng một phần ruột viêm, loét khiến trẻ chịu đau đớn và suy nhược. Bệnh Crohn thường xuất hiện phần cuối của ruột non và phần đầu ruột già. Một số ít trường hợp bệnh xuất hiện nhiều nơi khác trong đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn. Đây là một bệnh tương đối nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng trẻ. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh Crohn cho trẻ là rất quan trọng. Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh Crohn

Hiện tại, nguyên nhân chính xác của bệnh Crohn vẫn chưa được biết. Trước đây, người ta nghi ngờ do chế độ ăn kiêng và tình trạng căng thẳng dẫn đến bệnh. Nhưng giờ đây các bác sĩ cho biết rằng những yếu tố này làm nặng thêm tình trạng nhưng không phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh Crohn. Một số yếu tố như di truyền và có vấn đề về hệ thống miễn dịch đóng vai trò nhất định trong sự phát triển của bệnh Crohn.

Hệ thống miễn dịch

Giả thuyết cho rằng do một số loại virus hoặc vi khuẩn kích hoạt bệnh Crohn. Khi hệ thống miễn dịch của người bệnh cố gắng chống lại vi sinh vật xâm nhập thì xảy ra phản ứng miễn dịch bất thường, khiến hệ thống miễn dịch nhầm lẫn không chỉ tấn công vi sinh vật xâm nhập mà tấn công luôn các tế bào trong đường tiêu hóa.

Di truyền

Bệnh Crohn là phổ biến ở những người có thành viên có người nhà mắc bệnh, vì vậy gen có thể đóng vai trò nhất định khiến cho các thế hệ sau có khả năng dễ mắc bệnh hơn gia đình khác.

Dấu hiệu trẻ bị bệnh Crohn

Crohn là bệnh viêm mạn tính mô hạt của đường tiêu hóa, chủ yếu ở đoạn cuối ruột non. Tuy nhiên, có thể gặp ở tất cả các vị trí khác của đường tiêu hóa. Triệu chứng của bệnh Crohn có thể từ nhẹ đến nặng và phát triển từ từ. Đôi khi nó sẽ xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Trẻ mắc bệnh có thể có những khoảng thời gian không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh khiến bố mẹ nghĩ tình trạng bệnh Crohn đã thuyên giảm.

Khi bệnh ở thể hoạt động có các triệu chứng điển hình như sau:

Những trẻ bị bệnh Crohn nặng sẽ có một số triệu chứng khác như:

Gặp bác sĩ nếu trẻ có những thay đổi liên tục trong thói quen đại tiện hoặc có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh Crohn như:

Trẻ bị bệnh Crohn và những biến chứng có thể gặp

Tắc ruột

Bệnh Crohn ảnh hưởng đến độ dày của thành ruột. Theo thời gian, các bộ phận của ruột có thể bị sẹo và hẹp lại, dẫn tới chặn dòng di chuyển của thức ăn đang được tiêu hóa và hấp thu trong đường ống tiêu hóa. Dẫn đến hệ quả là người bệnh có thể phải phẫu thuật để loại bỏ phần ruột làm tắc đường ống tiêu hóa.

Loét

Viêm mãn tính có thể dẫn đến vết loét bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa, bao gồm cả miệng và hậu môn.

Lỗ rò

Lỗ rò gần hoặc xung quanh khu vực hậu môn là loại phổ biến nhất. Nặng hơn có thể dẫn đến nứt hậu môn

Suy dinh dưỡng

Tiêu chảy, đau bụng và chuột rút có thể khiến người bệnh kém ăn hoặc ruột không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh dẫn tới triệu chứng phổ biến là  thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu vitamin B-12

Ung thư ruột kết

Có bệnh Crohn ảnh hưởng đến đại tràng làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Các chuyên gia khuyến cáo nên sàng lọc ung thư đại tràng cho những người không mắc bệnh Crohn nên nội soi đại tràng cứ sau 10 năm bắt đầu ở tuổi 50.

Thiếu máu, rối loạn dưỡng da, loãng xương, viêm khớp và bệnh túi mật hoặc gan.

Một số loại thuốc điều trị bệnh Crohn bằng cách ngăn chặn các chức năng của hệ thống miễn dịch có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư nhỏ như ung thư hạch và ung thư da.

Điều trị cho trẻ bị bệnh Crohn

Hiện tại không có cách chữa bệnh Crohn khỏi hoàn toàn. Mục tiêu của điều trị là giảm viêm gây ra các triệu chứng của người bệnh, hạn chế biến chứng, thuyên giảm các triệu chứng lâu dài.

Các loại  thuốc làm giảm viêm. Nhưng chúng nhắm vào hệ thống miễn dịch của người bệnh nên cũng tạo ra các chất gây viêm.

Thuốc kháng sinh có thể làm giảm lượng thoát nước và đôi khi chữa lành lỗ rò và áp xe ở những người mắc bệnh Crohn. Một số nhà nghiên cứu cũng nghĩ rằng thuốc kháng sinh giúp giảm vi khuẩn đường ruột có hại có thể đóng vai trò kích hoạt hệ thống miễn dịch đường ruột, dẫn đến viêm.

Một chất thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ giúp làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy nhẹ đến trung bình bằng cách làm tăng số lượng phân lên.

Đối với cơn đau nhẹ, bác sĩ có thể khuyên dùng acetaminophen (Tylenol, các loại khác) – nhưng không phải là thuốc giảm đau thông thường khác, chẳng hạn như ibuprofen, naproxen natri (Aleve).

Bổ sung sắt. Nếu trẻ bị chảy máu đường ruột mãn tính, có thể dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt và cần phải bổ sung sắt.

Bệnh Crohn gây thiếu vitamin B-12. Do đó trẻ có thể được chỉ định tiêm Vitamin B-12. Vitamin B-12 giúp ngăn ngừa thiếu máu, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bình thường và rất cần thiết cho chức năng của dây thần kinh.

Bổ sung canxi và vitamin D.

Phòng ngừa trẻ bị bệnh Crohn

Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy bất lực khi đối mặt với bệnh Crohn. Nhưng những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh và kéo dài thời gian giữa các đợt bùng phát.

Chế độ ăn

Không có bằng chứng chắc chắn rằng những gì người bệnh đã ăn là nguyên nhân dẫn tới bệnh Crohn. Nhưng một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm nặng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Nếu phát hiện ra một số thực phẩm khiến các triệu chứng của bệnh bùng phát thì người bệnh nên loại bỏ chúng. Dưới đây là một số gợi ý có thể hiệu quả:

Các biện pháp ăn kiêng khác cho trẻ bị bệnh Crohn

Căng thẳng không phải nguyên nhân gây ra bệnh Crohn. Tuy nhiên, nó có thể làm cho các triệu chứng của bé trở nên nặng hơn. Bố mẹ có thể giúp trẻ giảm căng thằng bằng cách:

Lời kết

Trẻ bị bệnh Crohn không thường xuyên xảy ra. Vì vậy, vậy những triệu chứng kể trên đôi khi là do bệnh tiêu hóa khác. Để chắc chắn, bố mẹ hãy đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version