Trẻ bị bệnh dại có sao không?
Trẻ bị bệnh dại là do bị động vật, thường là chó, mang bệnh cắn. Virus gây bệnh dại là một dạng virus cấp tính gây tổn hại đến hệ thần kinh. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 2-8 tuần sau khi bị động vật cắn. Các triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu, suy nhược, tê liệt, co thắt cơ, nuốt khó, co giật. Khi lên cơn dại, cả động vật và người đều có tỷ lệ tử vong 100%. Tử vong thường xảy ra trong vòng 1 tuần do liệt hô hấp. Bệnh không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, ngày nay đã có vaccine phòng bệnh dại và được tiêm ngừa rộng rãi trên toàn thế giới.
Nguyên nhân trẻ bị bệnh dại
Tác nhân gây bệnh là virus dại (Rhabdovirus) thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus.
Sức đề kháng của virus dại yếu, dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 560C trong vòng 30 phút và ở 700C/2 phút. virus bị mất độc lực dưới ánh sáng và các chất sát khuẩn ở nồng độ 2-5%. Trong điều kiện lạnh 40C, virus sống được từ vài tuần đến 12 tháng, ở nhiệt độ dưới 00C sống được từ 3 – 4 năm. Virus dại được bảo tồn chủ yếu trong cơ thể vật chủ.
Có 2 chủng virus dại:
- Virus dại đường phố là virus dại tồn tại trên động vật bị bệnh
- Virus dại cố định (cố định thời gian ủ bệnh trên thỏ). Louis Pasteur là người đầu tiên sử dụng chủng virus dại cố định để chế ra vắc xin dại.
Thời kỳ ủ bệnh dại ở người thường từ 2-8 tuần. Thời gian có thể rút ngắn còn khoảng 10 ngày hoặc dài trên một năm hoặc hai năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn.
Trẻ bị bệnh dại có lây cho người xung quanh không?
Bệnh dại có thể lây truyền từ người mắc bệnh dại sang người lành. Các nguy cơ do có tiếp xúc với nước bọt của người mắc bệnh dại thông qua vết cắn, hôn, qua da bị tổn thương, qua niêm mạc, do sử dụng chung đồ ăn, vật dụng ăn uống có dính nước dãi của người mắc bệnh dại… Lây nhiễm bệnh dại từ người sang người là không phổ biến, và trên thế giới chỉ có 1 vài báo cáo mô tả tình huống mắc bệnh dại từ người sang người thông qua vết cắn.
Triệu chứng trẻ bị bệnh dại
Giai đoạn tiền triệu chứng, thường kéo dài 1- 4 ngày, có biểu hiện:
- Sợ hãi
- Đau đầu
- Sốt
- Mệt mỏi
- Khó chịu
- Cảm giác tê và đau tại vết thương nơi virus xâm nhập.
Giai đoạn viêm não có triệu chứng của bệnh dại thường là:
- Mất ngủ
- Sợ ánh sáng, tiếng động, sợ nước
- Giãn đồng tử
- Tăng tiết nước bọt
- Vã mồ hôi
- Hạ huyết áp
Bệnh thường kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp.
Xử lý khi nghi ngờ trẻ bị bệnh dại
Những trẻ bị chó, mèo cắn phải thực hiện nghiêm ngặt nội dung sau:
- Rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc xà phòng đặc 20%
- Bôi chất sát khuẩn: cồn iod đậm đặc để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn
- Không khâu vết thương. Chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày
- Gây tê tại vết thương để ngăn cản sự tiến triển của virus.
- Tiêm vắc xin uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn nếu cần.
Sử dụng miễn dịch đặc hiệu để điều trị dự phòng tùy theo tình trạng súc vật, tình trạng vết cắn, tình hình bệnh dại ở súc vật trong vùng:
- Dùng vắc xin dại tế bào: Vaccine phòng ngừa có tác dụng bảo vệ sau 2-8 tuần. Vắc xin dại tế bào là tốt nhất, đây là vaccine an toàn và hiệu lực bảo vệ cao. Nước ta từ năm 1992 đã đưa vaccine dại tế bào Verorab vào sử dụng.
- Dùng huyết thanh kháng dại: Virus dại nhân lên trong cơ gần nơi bị nhiễm cho đến khi có đủ nồng độ nhiễm vào hệ thần kinh trung ương. Huyết thanh kháng dại có tác dụng trung hòa hết virus, làm giảm nồng độ virus.
Hiệu quả điều trị dự phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại vắc xin, kỹ thuật tiêm, bảo quản sinh phẩm, đáp ứng miễn dịch của người bệnh. Việc giám sát, kiểm soát để thực hiện các nội dung chuyên môn là hết sức cần thiết.
Phòng ngừa trẻ bị bệnh dại
- Nhà có trẻ em nên hạn chế nuôi chó.
- Khi chọn chó nuôi trong gia đình, hãy chọn loài lành tính, không phải loài chó săn.
- Tiêm vaccine phòng dại cho chó mèo định kỳ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
- Khi nuôi chó mèo phải đăng ký, chó nuôi cần dùng xích hoặc chuồng để nhốt lại.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với chó mèo nhất là vào mùa nắng nóng.
- Cần huấn luyện thường xuyên để chó bớt hung hăng.
Lời kết
Trẻ bị bệnh dại có thể dẫn đến tử vong. Vì bệnh không có thuốc đặc trị nên việc phòng ngừa nên được ưu tiên hàng đầu. Bố mẹ cần lưu ý tiêm phòng đầy đủ vaccine bệnh dại cho trẻ. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ bị nhiễm virus Rota có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị
- Trẻ bị dị vật đường thở xử lý ra sao? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ bị hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Nguồn: Tham khảo