Site icon Medplus.vn

Trẻ bị bệnh nhược cơ có sao không? Những điều phụ huynh cần biết

Trẻ bị bệnh nhược cơ có sao không?

Trẻ bị bệnh nhược cơ là một dạng rối loạn dẫn truyền tại synap thần kinh cơ với biểu hiện trên lâm sàng là sự suy yếu và dễ mệt mỏi của cơ vân. Khi mắc phải bệnh này, trẻ có thể bị tổn thương toàn thể với các triệu chứng nhược cơ toàn thân. Cơ yếu không thể thở gắng sức được nên dễ dẫn đến suy hô hấp.

Bệnh nhược cơ không thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Đối tượng chủ yếu của bệnh này là người trung niên hoặc người cao tuổi. Tuy nhiên, đây lại là bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tính mạng.

Nguyên nhân trẻ bị bệnh nhược cơ

Bệnh nhược cơ ở trẻ em có thể xảy ra do trẻ gặp phải một khuyết tật trong dẫn truyền bó mạch thần kinh cơ, thể hiện ở việc truyền tin bình thường giữa thần kinh và cơ bị gián đoạn tại điểm nối thần kinh cơ, nơi mà các tế bào thần kinh nối với cơ để điều khiển.

Thông thường, khi cơ đẩy tới thần kinh, các đầu mút thần kinh ly giải một chất dẫn truyền thần kinh gọi là acetylcholine. Acetylcholine đi đến điểm nối thần kinh cơ và gắn với thụ thể acetylcholine. Khi đó nó sẽ hoạt hóa và sinh ra sự co cơ. Trong bệnh nhược cơ ở trẻ nhỏ và người trưởng thành, các kháng thể bị khóa chặt, thay đổi hoặc bị phá hủy các receptors đối với acetylcholine tại điểm nối thần kinh cơ và ngăn sự co cơ khỏi xảy ra. Các kháng thể này sinh ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, bệnh nhược cơ ở trẻ em có thể mắc phải do các yếu tố như:

Dấu hiệu trẻ bị bệnh nhược cơ

Dấu hiệu bệnh nhược cơ là tình trạng suy yếu trên các vùng cơ, dẫn đến:

Biến chứng của bệnh nhược cơ

Triệu chứng đáng lo ngại và nguy hiểm nhất của bệnh nhược cơ là suy hô hấp do yếu hoặc liệt các cơ hô hấp (bao gồm cơ hoành, cơ liên sườn, cơ ức đòn chũm, cơ thang). Nhiều trường hợp người bệnh bị liệt hoàn toàn các cơ hô hấp, dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được cứu chữa kịp thời.

Bên cạnh đó, nuốt sặc và ho khạc kém cũng là một nguyên nhân gây ra biến chứng sặc phổi và viêm phổi, góp phần làm cho tình trạng suy hô hấp trở nên nặng nề thêm. Ngoài ra, bệnh nhược cơ cũng khiến cho trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt, ăn uống kém, giảm hoặc mất khả năng tập trung. Điều này ảnh hưởng đến việc học tập và khả năng hòa nhập cộng đồng.

Làm gì khi trẻ bị bệnh nhược cơ?

Bệnh nhược cơ ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần hết sức chú ý đến các yếu tố có khả năng cho bệnh nặng lên ở trẻ và giúp trẻ tránh xa.

Ngoài ra, cần đảm bảo cho trẻ khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Phòng tránh các bệnh lý nhiễm khuẩn khi đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch.

Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc. Dùng sai thuốc sẽ càng làm cho tình trạng bệnh nhược cơ ở trẻ nhỏ nặng hơn. Không được bỏ thuốc khi đang điều trị. Không kết hợp điều trị bằng thuốc tây y và đông y khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

Khi bệnh nhược cơ ở trẻ em có biểu hiện nặng lên thì cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi và tư vấn. Để bảo vệ con, cha mẹ hãy chủ động tìm hiểu các kiến thức về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tầm soát bệnh an toàn.

Chăm sóc cho trẻ bị bệnh nhược cơ

Vấn đề thời gian sống của bệnh nhân bị nhược cơ còn tùy thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, sự tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan đến bản thân người bệnh. Trên thực tế, bệnh nhân có thể sống với căn bệnh nhược cơ trong nhiều chục năm. Tuy nhiên, trẻ phải có chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt phù hợp và điều trị ngay khi phát hiện bệnh.

Một số lời khuyên để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân nhược cơ:

Lời kết

Trẻ bị bệnh nhược cơ ban đầu sẽ gặp vấn đề nhệ mỏi, chán ăn không rõ nguyên nhân. Bố mẹ thường bỏ qua những dấu hiệu sớm này và cho rằng sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, khi bệnh càng trở nặng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Khi này, tính mạng của trẻ đang bắt đầu bị đe dọa. Đây là bệnh không thường gặp ở trẻ nhỏ. Bố mẹ không nên quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan khi trẻ có những biểu hiện trên. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version