Site icon Medplus.vn

Trẻ bị biếng ăn có sao không? – Những điều bố mẹ cần quan tâm

Trẻ bị biếng ăn có sao không?

Trẻ bị biếng ăn hầu như không còn quá xa lạ đối với những ông bố, bà mẹ có con nhỏ. Gần như trẻ nào cũng sẽ có giai đoạn không muốn ăn bất cứ gì. Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trẻ biếng ăn quá lâu sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng cả thể chất và tinh thần. Nguy hiểm là đôi khi bố mẹ lầm tưởng tình trạng biếng ăn bệnh lý với việc trẻ lười ăn hay cố né tránh món ăn mà mình không thích. Việc tìm ra nguyên nhân và điều trị biếng ăn cho trẻ sớm là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh nhận biết và có hướng điều trị cho trẻ.

Trẻ bị biếng ăn có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị biếng ăn

Khẩu phần ăn thiếu cân đối hoặc ăn dặm quá sớm

Nhiều cha mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm. Khẩu phần ăn thiếu cân đối như chỉ ăn thiên lệch một nhóm thực phẩm hoặc ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất. Hậu quả của việc này là:

Thay đổi sinh lý hoặc mắc bệnh

Những thay đổi sinh lý của trẻ giữa các giai đoạn biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng,… đều là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.

Trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng, sâu răng,… sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi ăn uống nên thường bỏ ăn.

Trẻ bị rối loạn chức năng tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột hoặc thiếu men tiêu hóa nên đầy bụng, khó tiêu, hấp thu thức ăn kém nên không có cảm giác muốn ăn, dẫn tới biếng ăn, chậm lớn.

Trẻ bị nhiễm giun hoặc viêm đường hô hấp thường ăn ít hoặc bỏ ăn vì không có cảm giác đói.

Biếng ăn ở trẻ có thể gặp khi bé dùng kháng sinh kéo dài, uống viên sắt, uống vitamin A, vitamin D quá liều.

Trẻ bị biếng ăn do thói quen cho ăn của bố mẹ

Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể đến từ việc món ăn không được chế biến hấp dẫn. Đôi khi còn do việc lặp lại một vài món ăn với tần suất quá dày.

Phụ huynh cho trẻ ăn không có giờ giấc cố định hoặc ăn nhiều quà vặt, bánh kẹo trước bữa ăn. Việc này khiến bé không cảm thấy đói nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn trong các bữa chính.

Cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử,… trong khi ăn khiến bé không tập trung khi ăn. Ăn lâu sẽ gây hiện tượng ngang bụng và trẻ không muốn ăn dù chưa ăn được nhiều.

Số lượng thức ăn hoặc bữa ăn chưa hợp lý, quá ít hoặc quá nhiều.

Yếu tố tâm lý

Cha mẹ ép trẻ ăn bằng cách đánh mắng, la hét, buộc trẻ ăn hết định mức. Đôi khi lượng thức ăn cha mẹ yêu cầu là quá mức so với sức ăn của trẻ. Hậu quả là trẻ sẽ ngậm thức ăn, nôn ói hoặc chống đối. Về lâu dài trẻ sẽ sợ ăn và dẫn tới chứng biếng ăn.

Trẻ có thể đột ngột biếng ăn nếu thay đổi môi trường, giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn. Nhất là những trẻ phải xa bố mẹ, ông bà,… sẽ bị thay đổi tâm trạng, hờn dỗi và không muốn ăn.

Bố mẹ cư xử quá lạnh nhạt với trẻ nên bé không ăn để chống đối.

Dấu hiệu trẻ bị biếng ăn

Dấu hiệu trẻ bị biếng ăn

Thời gian cho mỗi bữa ăn kéo dài

Thông thường khi ăn trẻ cần phải ăn chậm nhai kỹ. Mỗi bữa ăn mất khoảng 20 phút để ruột và dạ dày có thời gian tiêu hóa. Song, nếu mỗi bữa ăn của trẻ kéo dài quá 30 phút thì đây có thể xem là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo chứng biếng ăn.

Bé không chịu ăn món mới

Khi bắt trẻ ăn một món mới thì trẻ ăn ít hẳn và luôn tỏ ra bất hợp tác khi ăn. Món mới tuy lạ miệng, nhưng cũng có thể khiến trẻ e ngại. Việc thử nghiệm món mới cha mẹ nên cẩn trọng, thử từng chút một để trẻ làm quen.

Việc cho bé ăn trở thành cực hình với bố mẹ

Mỗi khi bố mẹ cho bé ăn, bé thường có những hành động như:

Trẻ bị bị biếng ăn có cân nặng nhẹ hơn mức cân chuẩn

Thường xuyên theo dõi cân nặng và so sánh với cân nặng chuẩn của WHO sẽ giúp cha mẹ phát hiện ra xem trẻ có phát triển đúng chuẩn hay không. Nếu cân nặng của trẻ nhẹ hơn cân nặng chuẩn thì chắc chắn trẻ đã bị “thua kém” về thể chất do biếng ăn.

Trẻ dễ mắc bệnh hơn

Bé biếng ăn, cơ thể không tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng  và vitamin thiết yếu làm suy giảm hệ miễn dịch. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh về hô hấp, hệ bài tiết, tiêu hóa. Tần suất đau, bệnh của bé nhiều hơn so với khoảng thời gian trước hoặc những đứa trẻ cùng trang lứa.

Giúp trẻ bị biếng ăn thèm ăn trở lại

Giúp trẻ bị biếng ăn thèm ăn trở lại

Không nên làm bé căng thẳng

Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, khiến bé bị căng thẳng và hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo. Lúc này, khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.thời

Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn

Đối với những bé năng động, rất khó để bé ngồi im trong suốt bữa ăn. Theo đó, dù bé ăn ít nhưng bố mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài dưới 30 phút. Nhờ đó, bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.

Trẻ bị biếng ăn cần thời gian với những món ăn mới

Việc giúp bé trải nghiệm những nhóm thực phẩm mới, nhất là với những bé biếng ăn không hề dễ dàng. Một trong những mẹo để giải quyết vấn đề này là bố mẹ hãy cùng con trải nghiệm. Khi thấy bố mê ăn ngon miệng, lúc này bé sẽ bắt chước tập theo.

Chú ý khoảng cách giữa các bữa ăn

Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 -5 tiếng bởi:

Đặc biệt, không nên để trẻ ăn vặt giữa các cữ để tránh gây xáo trộn giờ ăn của bé.

Lời kết

Trẻ bị biếng ăn rất cần sự kiên nhẫn của bố mẹ. Nhiều bố mẹ quá nóng giận khi trẻ không chịu ăn chỉ làm tình hình tệ hơn. Từng bước tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, sau đó dần thay đổi cách cho trẻ ăn. Làm được điều này, tình trạng biếng ăn của bé sẽ sớm được cải thiện. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version