Site icon Medplus.vn

Trẻ bị cảm lạnh cần được chăm sóc ra sao? – Nhưng lưu ý cho bố mẹ

Trẻ bị cảm lạnh có sao không?

Trẻ bị cảm lạnh là hiện tượng hết sức bình thường. Hầu như trẻ nào khi sinh ra đều bị cảm lạnh ít nhất 1-2 lần trong đời. Bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh chưa biết cách chăm sóc lại khiến bệnh không những không khỏi mà trở nặng hơn. Các dấu hiệu khi trẻ bị cảm lạnh thường là sốt, lạnh, hắt hơi, chảy mũi, mệt mỏi,… Những dấu hiệu này đôi khi cũng cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Vì vậy việc theo dõi sát các triệu chứng là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu bạn đọc cách xử lý khi bé bị cảm lạnh.

Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh

Cảm lạnh là tên gọi của bệnh nhiễm trùng miệng, mũi và họng. Các bác sĩ gọi đây là đường hô hấp trên. Cảm lạnh là do một trong nhiều loại virus khác nhau gây ra. Trẻ sơ sinh có xu hướng bị cảm lạnh, vì hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển và hoàn thiện.

Bệnh cảm lạnh dễ lan truyền khi ai đó bị bệnh rồi hắt hơi hoặc ho, hoặc khi trẻ hít phải một loại siêu vi khuẩn nào đó trong không khí có khả năng gây bệnh. Cảm lạnh cũng có thể lây lan qua tay của trẻ khi chơi đùa. Với trẻ lớn, bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ luôn luôn che miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay sau khi hỉ mũi, hắt hơi.

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Nếu con bạn bị cảm lạnh, trẻ có thể có những triệu chứng sau đây:

Bé yêu có thể bị khó thở do nghẹt mũi, vì vậy việc cho ăn có thể rất khó khăn. Khi còn nhỏ, trẻ không thể tự hỉ mũi, cho nên bạn phải quan sát và giúp bé làm sạch, lấy đi dịch nhầy trong mũi thường xuyên.

Bé cũng có thể sẽ thức dậy nhiều lần trong đêm vì mũi bị nghẹt rất khó chịu. Hãy luôn sẵn sàng thức giấc trong đêm với con, nhẹ nhàng vỗ về và làm sạch mũi cho bé. Các triệu chứng của cảm lạnh thường sẽ biến mất trong vòng 10 – 14 ngày dù bé có được điều trị hay không.

Xử lý khi trẻ bị cảm lạnh

Tình trạng cảm lạnh của bé sẽ tự biến mất trong vòng 10 – 14 ngày. Bạn có  thể làm để giảm bớt sự khó chịu cho con khi áp dụng những cách sau:

Đảm bảo con được nghỉ ngơi nhiều.

Khuyến khích cho trẻ hít thở nhiều hơn. Nếu trẻ bú sữa công thức hoặc ăn dặm, hãy cho bé uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp cơ thể bé giữ được nước

Nếu con còn quá nhỏ chưa thể tự hỉ mũi, bố mẹ hãy làm sạch mũi cho bé thường xuyên hơn bằng dụng cụ hút mũi dạng ống cao su giúp bé thở dễ dàng hơn.

Bạn có thể dùng paracetamol cho trẻ từ 2 tháng tuổi nếu bé được sinh đủ tháng và nặng hơn 4kg. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không chắc chắn về liều lượng chính xác mà trẻ dùng.

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc cho ăn vì bị nghẹt mũi, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý giúp thông mũi trước khi cho bé ăn 15 phút.

Dầu gió có thể giúp bé thở dễ dàng hơn. Các mẹ có thể mua nó từ các hiệu thuốc rồi bôi vào ngực và lưng trẻ. Tuyệt đối không bôi vào lỗ mũi cảu trẻ vì nó có thể làm hạn chế hơi thở của trẻ.

Nếu con bạn bị nghẹt mũi mà không có các triệu chứng khác, hãy kiểm tra xem có thứ gì bị mắc kẹt trong mũi bé hay không. Ngoài ra, bố mẹ không được cho bé uống bất kỳ loại thuốc ho hay thuốc không được kê đơn, đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tuổi vì nguy cơ bị phản ứng phụ.

Trẻ bị cảm lạnh khi nào cần đi bác sĩ?

Nếu con của bạn dưới ba tháng, hãy đưa con đến bác sĩ khi con xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Đối với trẻ lớn hơn ba tháng, bạn cũng có thể đưa bé đến bác sĩ để xác nhận rằng đó là một cơn cảm lạnh thông thường.

Bố mẹ cũng đưa trẻ đến bác sĩ nếu:

Phòng ngừa trẻ bị cảm lạnh

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bé. Điều này giúp tạo ra kháng thể trong máu bé giúp chống lại nhiễm trùng. Đây không phải là cách tuyệt vời nhất để ngăn bé bị cảm lạnh. Tuy nhiên việc cho trẻ bú mẹ vẫn tốt hơn để kháng lại cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng khác.

Mẹ cũng có thể bảo vệ bé bằng cách giữ cho bé tránh xa những người bị ho hoặc cảm lạnh hoặc yêu cầu họ đeo khẩu trang và rửa tay thật kỹ trước khi bế bé hoặc chạm vào đồ đạc của trẻ.

Nếu cha hay mẹ hút thuốc lá, tốt nhất là nên cai thuốc lá và đừng cho con bạn đến những khu vực mà có người đang hút thuốc. Trẻ em sống với người hút thuốc bị cảm lạnh nhiều hơn và bệnh kéo dài hơn so với những trẻ không thường tiếp xúc với khói thuốc.

Lời kết

Trẻ bị cảm lạnh những trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà và tự khỏi. Những trẻ sức đề kháng yếu hơn có thể cần phải đến bệnh viện. Hãy theo dõi sát sao hơn nếu những triệu chứng trên không giảm sau khoảng 7 ngày nhé. Chúc cả nhà luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version