Site icon Medplus.vn

Trẻ bị chảy nước mắt sống có sao không? – Những điều cha mẹ cần biết

Trẻ bị chảy nước mắt sống có sao không?

Trẻ bị chảy nước mắt sống là tình trạng khá phổ biến, thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chảy nước mắt sống. Nhưng phổ biến trong số đó phải kể đến do tắc lệ đạo và nhiễm trùng mắt. Trẻ rơi vào tình trạng này dễ nhận biết qua dấu hiệu nước mắt của trẻ liên tục chảy dù trẻ không khóc. Ban đầu, chảy nước mắt sống có vẻ không nguy hiểm. Nhưng càng để lâu, bệnh sẽ càng ảnh hưởng đến mắt, bộ phận rất quan trọng, của trẻ. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không nên xem thường. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến phụ huynh cách khắc phục khi bé bị chảy nước mắt sống.

Trẻ bị chảy nước mắt sống là kết quả của một dạng tổn thương mắt. Vì vậy, bé cần được điểu trị càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng lâu dài về sau. Vì mắt là vùng nhạy cảm trên cơ thể nên việc chăm sóc tại nhà cũng phải cẩn trọng.

Trẻ bị chảy nước mắt sống có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy nước mắt sống

Do tắc tuyến lệ

Nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy nước mắt sống ở trẻ em là do tuyến lệ bị bít tắc hay quá hẹp. Hẹp tuyến lệ có thể dẫn đến tình trạng sưng hoặc viêm ở mắt. Đa số trẻ sơ sinh thường bị chảy nước mắt sống và sẽ tự hết sau vài tuần khi tuyến lệ đã phát triển hoàn thiện.

Nếu tuyến lệ bị hẹp hoặc bị chặn, nước mắt sẽ không thể chảy ra và lâu ngày sẽ tích tụ trong túi nước mắt. Nước mắt ứ đọng trong túi nước mắt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Điều đó làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến viêm bên phần mũi ngay cạnh mắt.

Mắt sản xuất quá nhiều nước mắt

Chảy nước mắt sống còn có thể do tuyến lệ tiết ra nước nhiều hơn bình thường. Đây là kết quả của việc mắt bị kích thích bởi các yếu tố như:

Một số trường hợp, trong nước mắt của bé có thể chứa lượng chất béo lipid cao. Điều này sẽ khiến mắt càng trở nên khó chịu. làm mắt sản xuất nhiều nước mắt hơn.

Trẻ bị chảy nước mắt sống do dị ứng

Phản ứng với các tác nhân gây dị ứng có thể khiến mắt bị đỏ và kích thích, dẫn đến chảy nước mắt, nóng rát và ngứa mắt. Nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng khi ở ngoài trời là cỏ, cây, phấn hoa và cỏ dại.

Các tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất khi ở trong nhà là lông súc vật, mạt bụi nhà và nấm mốc. Khi bị chảy nước mắt do dị ứng bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng histamin.

Các nguyên nhân khác

Có nhiều nguyên nhân khác gây chảy nước mắt. Một số tình trạng bên dưới cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị chảy nước mắt sống:

Dấu hiệu khi trẻ bị chảy nước mắt sống

Dấu hiệu khi trẻ bị chảy nước mắt sống

Trẻ bị chảy nước mắt thường xuyên hoặc từng lúc do hiện tượng đọng nước mắt ở khe mi. Bé có thể bị chảy 1 hay cả 2 mắt.

Nước mắt có thể kèm theo chất tiết, gỉ mắt hay chất nhầy. Hiện tượng này sẽ gia tăng khi trời lạnh, nắng hoặc gió.

Buổi sáng khi thức dậy. trẻ thường có hành động day mắt và có nhiều gỉ vàng dính quanh mí mắt.

Bờ mi mắt bị đỏ do trẻ thường xuyên day mắt và hiện tượng giả viêm kết mạc.

Cách điều trị cho trẻ bị chảy nước mắt sống

Cách điều trị cho trẻ bị chảy nước mắt sống

Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân của bệnh. Tùy vào các nguyên nhân khác nhau sẽ có các giải pháp điều trị cụ thể:

Kích ứng

Nếu bé chảy nước mắt sống do viêm kết mạc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ xem xét trong vòng một tuần để xem các triệu chứng có đỡ hơn không rồi sau đó mới kê thuốc kháng sinh.

Lông mọc quặp

Cách điều trị quặm mi dưới thường là nhỏ nước mắt nhân tạo để kéo dài mi. Nhiều trường hợp cần phải phẫu thuật rút ngắn mi để điều trị nhão mi phối hợp với tạo lại chỗ bám của cơ kéo mi dưới để loại trừ tác nhân gây co quắp.

Đối với trẻ bị chảy nước mắt sống do lộn mí

Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp gây tê cục bộ. Khi đó phần da và cơ xung quanh mắt sẽ được căng lại. Trong trường hợp nghiêm trọng, bé sẽ được tiến hành các phẫu thuật tạo hình phức tạp khác.

Tắc tuyến lệ

Phương pháp điều trị tối ưu là phẫu thuật tiếp khẩu túi lệ mũi. Bác sĩ sẽ tạo một ra đường thoát mới giúp nước mắt chảy vào mũi trở lại.

Phòng ngừa trẻ bị chảy nước mắt sống

Bổ sung axit béo omega 3 vào chế độ ăn

Hấp thụ axit béo omega 3 có thể giúp hạn chế tình trạng khô mắt rất hữu hiệu. Bạn có thể tăng cường dưỡng chất này trong khẩu phần ăn của bé bằng một số loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích… Bạn cũng có thể bổ sung omega 3 từ các loại rau xanh, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu, hạt.

Massage mắt bằng mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và có thể giúp điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn. Một nghiên cứu trên động vật đã quan sát thấy việc bôi mật ong có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng hữu hiệu. Bạn có thể thêm 3 muỗng canh mật ong vào cốc nước ấm rồi sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp và massage nhẹ nhàng trên mắt.

Lời kết

Trẻ bị chảy nước mắt sống là kết quả của một dạng tổn thương mắt. Vì vậy, bé cần được điểu trị càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng lâu dài về sau. Vì mắt là vùng nhạy cảm trên cơ thể nên việc chăm sóc tại nhà cũng phải cẩn trọng. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích đến phụ huynh. Chúc gia đình và bé luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version