Site icon Medplus.vn

Trẻ bị chứng hay quên phải làm sao? – Những lưu ý dành cho bố mẹ

Trẻ bị chứng hay quên là gì?

Trẻ bị chứng hay quên (hay đãng trí) là một tính trạng khá phổ biến. Hiện tượng này vốn là đặc trưng của bệnh Alzheimer ở người cao tuổi. Tuy nhiên, số lượng trẻ nhỏ và thanh thiếu niên bị chứng hay quên nặng đang ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Bệnh khiến nạn nhân sa sút trong công việc, học tập khi nhiều lúc không thể ghi nhớ những chi tiết quan trọng. Một số trường hợp thậm chí còn không nhớ bản thân đã từng nghe, thấy một sự việc nào đó. Nếu để lâu, bệnh diễn tiến nặng, trẻ có thể bị Alzheimer thật sự khi tuổi còn rất trẻ. Vậy có cách nào điều trị cho chứng hay quên này không? Mời các bạn xem qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chứng hay quên

Các nguyên nhân gây hay quên và mất tập trung ở trẻ gồm:

Học hành căng thẳng

Căng thẳng kéo dài hoặc stress cấp tính, áp lực học hành, rối loạn giấc ngủ làm giảm tập trung chú ý và ảnh hưởng đến trí nhớ. Phần lớn những trẻ này thường mắc một trong các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm…

Do các bệnh lý

Trẻ mắc bệnh gan, thận mạn tính mà không biết hoặc bệnh phổi mạn tính gây thiếu oxy não cũng có triệu chứng bệnh hay quên.

Bệnh ở não và chấn thương não

Mất trí nhớ tạm thời dễ xảy ra ở những trẻ bị viêm não và viêm màng não, sau đột quỵ, các chấn thương não. Ngoài ra, còn có những trường hợp teo vỏ não do mắc một bệnh di truyền hoặc bệnh lý thoái hóa não… cũng gây mất trí nhớ và bệnh hay quên.

Do thuốc

Ở trẻ bị thiếu vitamin B1, dễ bị chứng mất trí nhớ mang tên là hội chứng Wernicke-Korsakoff. Hội chứng này thường thấy ở trẻ biếng ăn kéo dài

Bệnh đãng trí hay quên ở trẻ có thể chữa trị khỏi ở giai đoạn sớm. Hoặc ít ra cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho trẻ có cuộc sống tốt hơn.

Triệu chứng trẻ bị chứng hay quên

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hay quên có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy từng trường hợp.

Các triệu chứng của bệnh hay quên có thể là:

Ở bệnh Alzheimer, các triệu chứng bắt đầu chậm rãi và trở nên nặng hơn. Ở bệnh sa sút trí nhớ nhồi máu đa dạng, những cơn đột quỵ nhỏ hoặc những thay đổi trong việc truyền máu cho não có thể làm cho những triệu chứng bắt đầu đột ngột. Bệnh cao huyết áp có thể gây ra sự sa sút trí nhớ này.

Bên cạnh đó, trẻ có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Điều trị cho trẻ bị chứng hay quên

Về điều trị, người ta thường dùng thuốc chống trầm cảm phối hợp với liều nhỏ thuốc bình thần.

Ngoài thuốc chống trầm cảm như đã nêu trên, bệnh nhân có thể được dùng kết hợp với các thuốc cải thiện tuần hoàn não như ginkgo biloba hoặc piracetam liều trung bình. Các thuốc này chỉ có hiệu quả rõ ràng khi được kết hợp với thuốc chống trầm cảm. Chúng rất ít tác dụng nếu chỉ dùng đơn độc.

Nếu gặp chứng bệnh hay quên và mất tập trung kéo dài ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, bố mẹ nên đưa trẻ đến chuyên khoa thần kinh để được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó bác sĩ có thể đưa ra được một chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Biện pháp phòng ngừa trẻ bị chứng hay quên

Đi bộ

Đi bộ cùng bé khoảng 15 phút mỗi ngày sau bữa ăn tối từ 1-2 giờ. Tập như thế làm cho các cơ từ eo mông trở xuống phải căng thẳng, cử động cần thiết, nâng cao mức hấp thụ oxy, kích thích có lợi cho tế bào não, phòng chống thoái hóa não. Cách tập này có tác dụng dự phòng cao và rất thích hợp với người cao tuổi.

Vận động 10 ngón tay

Chú ý kết hợp vận động 10 ngón tay với suy nghĩ qua việc khắc, vẽ tranh, nặn tượng, cắt hình. Như vậy sẽ giúp máu lưu thông rộng ở nhiều vùng trên não. Từ đó thúc đẩy tuần hoàn não, kích hoạt cần thiết, phòng chống suy, teo não.

Tập tay với bi

Thường xuyên dùng lòng bàn tay và các ngón tay tập bóp các vật mềm bằng cao du. Dùng hai tay co duỗi, mở ra, nắm vào hay tung bắt như trong trò chơi đánh chuyền, đánh chắt.

Tập cổ

Thường xuyên tập cổ: xoay, gập đầu cổ ra trước, sau, hai bên. Động tác này có thể làm ở mọi nơi, mọi lúc, bất kỳ khi nào rảnh rỗi. Tập luyện thế này không những làm cho khớp cổ linh hoạt, chống thoái hóa đốt sống cổ, dự phòng xơ cứng động mạch, thiếu máu não.

Lời kết

Trẻ bị chứng hay quên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập. Học hành sa sút sẽ không những ảnh hưởng đến tương lai và tâm trạng của bé cũng sẽ trở nên tiêu cực. Chưa kể, bệnh sẽ càng khó điều trị nếu để nó diễn ra quá lâu. Hãy thường xuyên thăm hỏi nếu trẻ có những biểu hiện hay quên. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version