Site icon Medplus.vn

Trẻ bị đái dầm có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ bị đái dầm có sao không?

Trẻ bị đái dầm là khi trẻ tiểu tiện không tự chủ. Hiện tượng này xảy ra nhiều nhất vào ban đêm, khi trẻ đang ngủ say. Có khoảng 10% trẻ từ 5-6 tuổi bị đái dầm. Đái dầm trong lúc ngủ được xem là bình thường và sẽ dần khỏi khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, có trẻ vẫn đi tiểu không tự chủ ngay cả khi đang tỉnh táo. Trường hợp này được xem là một dạng bệnh lý và không nên nhầm lẫn 2 loại này. Ngoài ra, nếu trẻ vẫn đái dầm khi đã quá 8 tuổi, ngay cả khi đang ngủ, cũng là dấu hiệu không bình thường. Vậy lúc này bố mẹ cần làm để giúp đỡ con? Mời các bạn xem qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ bị đái dầm

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đái dầm lúc ngủ vẫn chưa được rõ ràng hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh đái dầm có thể do tình trạng bàng quang chưa trưởng thành vì trẻ còn nhỏ. Hoặc do giảm bài tiết vào ban đêm ở một chất nội tiết chống bài niệu ở một số trẻ.

Bệnh đái dầm cũng có thể do nguyên nhân tâm lý bao gồm:

Đó đều là những yếu tố tâm lý tác động gây tiểu dầm ở trẻ em. Ngủ sâu cũng làm cho trẻ giảm cảm giác đầy bàng quang.

Người ta cũng nói tới nguyên nhân do di truyền. Cứ một trong cha hoặc mẹ mắc tiểu dầm lúc còn nhỏ thì 44% trẻ có khả năng bị bệnh. Hoặc khi cả cha lẫn mẹ mắc chứng này thì 77% trẻ sẽ tiểu dầm.

Ngoài ra còn có những nguyên nhân thực thể chiếm tỉ lệ 1 – 2% như:

Dấu hiệu trẻ bị đái dầm bất thường

Các tiêu chuẩn để xác định trẻ đái dầm bao gồm:

Điều trị cho trẻ bị đái dầm

Trước khi bắt đầu điều trị, cần tìm hiểu xem trẻ đã sẳn sàng.và hợp tác điều trị hay chưa ? Không nên ép buộc trẻ điều trị.

Điều trị bệnh đái dầm thường kéo dài thời gian, vì vậy trẻ cần được một bác sĩ để theo dõi, điều trị trong vòng 4 tháng.

Cha, mẹ trẻ cũng cần phải hiểu rằng, trẻ đái dầm là sự vô tình hoàn toàn, không nên phạt, hay khiển trách trẻ bằng những lời nói hoặc đánh trẻ là không phù hợp.

Điều trị hành vi

Điều trị động cơ

Lưu ý:

Trẻ trên 7 tuổi, trước khi điều trị bằng thuốc, nên điều trị bằng kỹ thuật hành vi từ 3-6 tháng.

Điều trị bằng thuốc:

Tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc sẽ gây tốn kém về kinh phí và có nhiều tác dụng phụ, mà tỷ lệ tái phát lại cao.

Phòng ngừa trẻ bị đái dầm

Việc bé đái dầm khiến cả mẹ lẫn bé khó chịu. Tệ hơn, bé sẽ cảm thấy xấu hổ khi nói về việc này. Để điều trị chứng bệnh này, mẹ thử áp dụng một số thay đổi đơn giản trong thói quen sinh hoạt của bé nhé.

Hạn chế lượng nước bé được uống sau bữa tối giúp giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm. Lưu ý là mẹ hãy cho bé uống đủ nước vào ban ngày nhé.

Đừng cho bé ăn uống những thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, cacao hoặc socola vào ban đêm. Ngoài ra, mẹ cũng đừng cho bé uống nước ngọt hoặc những thức uống có hương vị nhân tạo như soda.

Hãy tập cho bé thói quen đi vệ sinh “đúng giờ”. Nếu bé nói không mắc tiểu, mẹ hãy khuyến khích bé đi theo đúng lịch. Mẹ cho bé đi vệ sinh ít nhất hai lần trong hai giờ trước khi đi ngủ nhé.

Cho bé uống đủ nước để tránh tình trạng bé quá khát. Luôn chuẩn bị sẵn cho bé một chai nước để bé uống khi khát.

Đừng đánh thức bé dậy đi tiểu vào ban đêm vì điều này sẽ khiến bé mất ngủ.

Mẹ hãy trò chuyện với bé về tình trạng đái dầm của bé. Cả mẹ và bé hãy cùng nhau suy nghĩ để tìm ra giải pháp tối ưu khắc phục tình trạng này.

Khen ngợi nếu bé có tiến bộ nhưng đừng phạt bé nếu tình trạng đái dầm vẫn không được cải thiện.

Suy nghĩ tích cực và trấn an bé là một phương pháp hữu ích cho những bé lớn để đối phó với tình trạng này.

Lời kết

Trẻ bị đái dầm phần lớn là do chức năng sinh lý của trẻ chưa hoàn thiện. Bố mẹ không nên la mắng bé chỉ vỉ bé thường xuyên đái dầm. Đối với những bé đái đái dầm do bệnh lý, bố mẹ càng cần phải an ủi và chăm sóc bí nhiều hơn. Tâm lý căng thẳng, lo lắng cũng là một yếu tố có thể khiến đái dầm càng nặng thêm. Chúc bé và gia đình khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

 

Exit mobile version