Site icon Medplus.vn

Trẻ bị dị ứng thời tiết có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ bị dị ứng thời tiết có sao không?

Trẻ bị dị ứng thời tiết là hiện tượng không hiếm gặp. Trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu do hệ miễn dịch của bé còn non nớt và chưa hoàn thiện. Viêm da là biểu hiện phổ biến nhất của dị ứng thời tiết ở trẻ em. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh có thể khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc. May mắn là phần lớn tình trạng này sẽ tự khỏi khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần quan tâm cách làm giảm các triệu chứng cho bé qua bài viết dưới đây.

Trẻ bị dị ứng thời tiết rất dễ phòng ngừa nếu bố mẹ biết cách chăm sóc. Đừng quá lo lắng nếu thấy con bị nổi mẫn đỏ. Hãy bình tĩnh quan sát những triệu chứng khác của bé để có biện pháp thích hợp.

Trẻ bị dị ứng thời tiết có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Đặc biệt, bệnh thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do cơ thể phản ứng với sự thay đổi thất thường của thời tiết. Ngoài ra, trẻ bị dị ứng có thể là do tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết

Thông thường, trẻ bị dị ứng thời tiết đều gặp phải biểu hiện đặc trưng đó là phát ban. Ban đầu da của trẻ sẽ xuất hiện các đốm ban đỏ nhỏ, có giới hạn rõ rệt và khi ấn vào sẽ có cảm giác căng cứng. Các vết sẩn, nốt phát ban thường tập trung chủ yếu ở những vùng da không hoặc ít được che chắn như cổ, mặt, tay và chân. Bên cạnh sự hình thành phát ban là triệu chứng ngứa ngáy và nóng rát. Ngứa có thể xuất hiện và biến mất ngay sau đó. Tuy nhiên, trong trường hợp ngứa kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ cần đưa con thăm khám ngay lập tức.

Ngoài các triệu chứng trên, khi bị dị ứng thời tiết, trẻ còn gặp phải các biểu hiện như:

Ngoài ra, dị ứng thời tiết ở trẻ em còn gây viêm mũi dị ứng với các biểu hiện nổi bật như chảy nước mũi, hắt xì hơi liên tục hoặc khó thở do đường thở bị tắc nghẽn.

Chăm sóc cho trẻ bị dị ứng thời tiết

Chăm sóc cho trẻ bị dị ứng thời tiết

Tắm và dưỡng ẩm cho bé

Tắm cho trẻ bằng nước ấm. Mẹ không tắm nước quá nóng cho trẻ vì sẽ khiến khô da, da trẻ bị kích ứng nhiều hơn.

Dùng kem dưỡng ẩm, sữa tắm, xà phòng,… thành phần dịu nhẹ cho bé. Không dùng sản phẩm của người lớn vì các sản phẩm này có độ pH không phù hợp với da của bé.

Tùy theo mức độ viêm da dị ứng thời tiết cho trẻ mà có thể vệ sinh da cho bé từ 1–3 lần/ngày. Nếu trẻ viêm da nặng, nên tắm cho trẻ 3 lần kết hợp ngâm mình 15-20 phút để giảm ngứa, giúp da mau lành.

Mẹ nên bôi kem dưỡng da cho trẻ để bảo vệ làn da trẻ không bị mất thêm độ ẩm và cung cấp lại lượng ẩm đã hao hụt trong khi tắm.

Giảm ngứa và tác nhân kích ứng

Khi trẻ bị dị ứng thời tiết, mẹ hãy cắt móng tay cho bé thường xuyên hơn. Trẻ càng gãi da càng bị kích ứng và sưng tấy.

Chườm khăn ướt, lạnh lên vùng da tổn thương trong 5-10 phút để giảm ngứa cho bé.

Tránh hóa chất trong chất tẩy rửa, xà phòng, cồn, và các sản phẩm chăm sóc da.

Đóng cửa sổ sẽ giúp trẻ hạn chế tiếp xúc phấn hoa hay côn trùng gây dị ứng. Qua đó, các triệu chứng dị ứng sẽ ngừng phát triển và dần mất đi.

Giặt sạch, phơi khô quần áo của trẻ dưới ánh nắng mặt trời.

Trẻ bị dị ứng thời tiết khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, mẹ chỉ cần áp dụng những biện pháp này bé sẽ nhanh hồi phục. Nếu bệnh của trẻ không thuyên giảm mà còn nặng hơn là dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn, virus. Mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Phòng ngừa trẻ bị dị ứng thời tiết

Lời kết

Trẻ bị dị ứng thời tiết rất dễ phòng ngừa nếu bố mẹ biết cách chăm sóc. Đừng quá lo lắng nếu thấy con bị nổi mẫn đỏ. Hãy bình tĩnh quan sát những triệu chứng khác của bé để có biện pháp thích hợp. Và quan trọng là hãy đưa bé đế bệnh viện ngay khi tình trạng ngày càng xấu hơn. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version