Site icon Medplus.vn

Trẻ bị dị vật đường thở xử lý ra sao? Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ bị dị vật đường thở có sao không?

Trẻ bị dị vật đường thở là tình trạng nguy hiểm và xảy ra khá thường xuyên. Trẻ nhỏ thường có thói quen cầm vật lạ bỏ vào mũi, miệng. Những vật này ngoài có nguy cơ gây bệnh tay chân miệng còn có thể chặn đường thở của trẻ. Những vật thể lạ này thường là đồ chơi của trẻ hay bất cứ thứ gì trẻ cầm nắm được. Nếu kích thước đủ lớn, vật lạ sẽ kẹt lại trong khí quản và làm trẻ bị ngạt thở. Trong nhiều trường hợp, trẻ rơi vào tình trạng này chỉ có vài phút ngắn ngủi để cầu cứu bố mẹ. Ở những trẻ nhỏ hơn (dưới 3 tuổi), trẻ gần như không thể làm gì ngoài cố gắng tống vật lạ ra khỏi người. Tuy nhiên, những trường hợp này rất dễ dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân trẻ bị dị vật đường thở

Dị vật đường thở có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là chất rắn, lỏng thông thường trong cuộc sống như cháo, sữa, đồ chơi của trẻ,… một số tình huống có thể gặp như sau:

Dấu hiệu trẻ bị dị vật đường thở

Tùy thuộc lứa tuổi của trẻ mà các triệu chứng biểu hiện có thể khác nhau. Tuy nhiên, cần nghi ngờ dị vật đường thở trong hoàn cảnh sau:

Biến chứng nguy hiểm

Biến chứng cấp tính

Xảy ra ngay lập tức. Trẻ có khó thở, thở nhanh nông. Nếu không kịp thời xử trí sẽ dẫn đến ngạt thở.

Biến chứng lâu dài với những dị vật bỏ quên 

Trẻ qua cơn khó thở nhưng dị vật vẫn ở trong đường hô hấp, có thể xuống sâu dưới phổi. Trẻ có thể ho kéo dài, viêm phổi tái diễn….

Xử lý khi trẻ bị dị vật đường thở

Nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, nói được, la hét, không khó thở, cha mẹ nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra.

Nếu trẻ xuất hiện tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu, cha mẹ nhanh chóng gọi cấp cứu, người hỗ trợ và tiến hành thủ thuật vỗ lưng, ấn ngực.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thao tác vỗ lưng, ấn ngực được thực hiện như sau

Đối với trẻ lớn (từ trên 2 tuổi) thì làm thủ thuật Heimlich:

Trường hợp trẻ còn tỉnh

Trường hợp trẻ hôn mê, bất tỉnh

Phòng ngừa trẻ bị dị vật đường thở

Lời kết

Trẻ bị dị vật đường thở rất nguy hiểm. Đã có nhiều trẻ chết vì tai nạn này trên khắc thể giới. Nhiều trường hợp trong số đó là do bố mẹ không biết hoặc không biết cách xử lý khi con bị có biểu hiện. Vì vậy, hãy loại bỏ những vật có thể gây tắc đường thở cho trẻ. Bình tĩnh thực hiện các biện pháp sơ cứu trước khi đưa trẻ đến bệnh viện. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version