Site icon Medplus.vn

Trẻ bị hẹp hậu môn có sao không? Những điều bố mẹ cầu biết

Trẻ bị hẹp hậu môn có sao không?

Trẻ bị hẹp hậu môn là hiện tượng đại tràng hoặc một phần ruột già của trẻ không được hình thành đúng cách, bị tắc hoặc rất hẹp. Một số trẻ thậm chí còn không có lỗ hậu môn. Đại tràng là bộ phận hiếm khi bị hẹp nhất trong đường tiêu hóa. Bé cần phải được điều trị ngay vì đây là một tình trạng rất nghiêm trọng. Việc điều trị chủ yếu là can thiệp bằng phẫu thuật. Mặc dù có nhiều nghiên cứu được tiến hành, song nguyên nhân gây hẹp hậu môn vẫn chưa được biết rõ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị hẹp hậu môn

Tình trạng này có thể do khiếm khuyết gen di truyền. Đây là một dị tật bẩm sinh phát triển khi trẻ chưa được sinh ra, thường xảy ra từ tuần 5 đến tuần 7 của thai kỳ. Trong thời gian này, hệ thống tiêu hóa của trẻ sẽ phát triển và cụ thể hơn hậu môn sẽ hình thành.

Hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh tương đối phổ biến. Trong 5000 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ là mắc bệnh này. Bệnh thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái. Hẹp hậu môn có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị hẹp hậu môn, bao gồm:

Dấu hiệu trẻ bị hẹp hậu môn

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh là:

Trẻ sơ sinh bị hẹp hậu môn còn có thể mắc phải các dị tật khác như:

Điều trị cho trẻ bị hẹp hậu môn

Các phương pháp chẩn đoán

Trước khi sinh, bạn có thể siêu âm để kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu tắc nghẽn nào trong hệ thống tiêu hóa của bé trong bụng cũng như các bất thường khác ở bé hay không. Nếu thai có quá nhiều nước ối, đây có thể là dấu hiệu của hẹp hậu môn hoặc tắc nghẽn khác trong đường tiêu hóa của bé.

Hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh thường được chẩn đoán ngay sau khi sinh bằng cách tầm soát. Các bác sĩ sẽ kiểm tra dạ dày của trẻ nếu bé có bất kỳ dấu hiệu chướng bụng nào và kiểm tra lỗ hậu môn để xem có bất thường nào hay không. Phương pháp chụp X-quang bụng và siêu âm sẽ cho ra chẩn đoán chính xác.

Điều quan trọng là phải kiểm tra những bất thường khác liên quan đến tình trạng này để có phương án điều trị phù hợp. Các xét nghiệm được sử dụng có thể bao gồm X-quang và siêu âm cột sống, siêu âm tim và chụp cộng hưởng từ (MRI).

Phương pháp điều trị

Hầu hết trẻ bị hẹp hậu môn được chỉ định phẫu thuật để mở rộng hậu môn. Tùy thuộc vào mức độ hẹp của hậu môn, bác sĩ phẫu thuật sẽ chọn một trong số phương pháp điều trị thích hợp sau đây:

Chăm sóc cho trẻ bị hẹp hậu môn

Các lối sống sau đây có thể giúp bạn và con bạn đối phó với tình trạng hẹp hậu môn:

Lời kết

Trẻ bị hẹp hậu môn được phát hiện ngay sau khi sinh. Khi này, bác sĩ sẽ tư vấn cho bố mẹ cách điều trị tùy thuộc vào mức độ tình trạng của bé. Việc điều trị sớm là vô cùng cần thiết vì nó ảnh hưởng khả năng bì tiết chất thải của bé. Các bước chăm sóc sau đó cũng tương đối khó khăn và vất vả cho cả bố mẹ và bé. Hãy nhẹ nhàng và kiên nhẫn khi chăm sóc cho bé.

Và đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version