Site icon Medplus.vn

Trẻ bị HIV có chữa được không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ bị HIV là gì?

Trẻ bị HIV chủ yếu bị lây nhiễm từ mẹ khi còn là bào thai. Đây là một trong những loại virus chết người nhất trong lịch sử nhân loại. HIV khi vào cơ thể sẽ tấn công tế bào lympho T, đại thực bào, bạch cầu đơn nhân và một số tế bào khác. Đây đều là những những tố thuộc hệ miễn dịch bảo vệ con người khỏi bệnh tật. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, những căn bệnh thông thường như cảm cũng có thể trở nên rất nguy hiểm đối với bé. Trẻ mắc HIV có tốc độ chuyển biến nhanh hơn nhiều so với người lớn. Vậy nếu trẻ bị nhiễm HIV có thể chữa được không? Mời các bạn xem qua bài viết dưới đây.

Trẻ bị HIV có chữa được không? – Những điều bố mẹ cần biết

Nguyên nhân khiến trẻ bị HIV

Hầu hết các trường hợp trẻ bị HIV do từ mẹ truyền sang, một số ít trường hợp khác là qua đường máu, cụ thể:

Trường hợp trẻ bị lây nhiễm HIV dọc từ mẹ chia làm hai nhóm nguy cơ:

Mẹ có nguy cơ cao truyền bệnh cho con khi :

Dấu hiệu và 3 giai đoạn từ khi trẻ bị HIV

Dấu hiệu và 3 giai đoạn từ khi trẻ bị HIV

Giai đoạn sơ nhiễm

Sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh HIV qua vết trầy xước hay niêm mạc, virus HIV xâm nhập và bắt đầu nhân rộng với số lượng lớn.

Ở giai đoạn này, các triệu chứng xuất hiện gồm:

Tuy nhiên, ở một số trẻ có thể không xuất hiện những triệu chứng này và xét nghiệm sàng lọc thông thường cũng không xác định được bệnh nên giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn “cửa sổ”.

Giai đoạn không triệu chứng

Trẻ bị HIV trong giai đoạn này có thể không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Nhưng thực chất virus HIV vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Giai đoạn có triệu chứng

Ở giai đoạn này, số lượng virus tiếp tục tăng lên nhanh chóng, tấn công, tiêu diệt các tế bào của hệ miễn dịch mạnh mẽ và làm suy yếu cơ thể. Giai đoạn này còn được gọi là AIDS, đây là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV. Ở trẻ nhỏ, giai đoạn này thường diễn ra nhanh hơn ở người lớn bị nhiễm HIV.

Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này gồm:

Hệ miễn dịch bị tàn phá gần hết nên trẻ có thể dễ dàng tử vong vì các nhiễm trùng cơ hội như viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoặc ung thư hạch…

Điều trị cho trẻ bị HIV

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị HIV. Thuốc có thể làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh nhưng không điều trị khỏi hoàn toàn. Trẻ có thể cần phải xét nghiệm máu mỗi vài tuần hoặc vài tháng để kiểm tra số lượng virus. Xét nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của virus đến cơ thể của trẻ như thế nào và tiến triển việc điều trị ra sao. Điều trị HIV/AIDS bao gồm điều trị ngăn virus phát triển. Thêm vào đó là mục đích phòng ngừa những nhiễm trùng nặng mà trẻ dễ có nguy cơ mắc phải.

Để việc điều trị đạt hiệu quả, thuốc điều trị HIV cần phải được uống đúng lúc và đúng cách. Điều này có thể gây khó khăn cho trẻ. Một vài trẻ có thể không muốn dùng thuốc vì có mùi vị khó chịu. Đôi khi trẻ mặc cảm và không muốn uống thuốc trước mặt người khác. Bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn một cách tốt nhất nhé.

Một số loại vacxin vẫn có thể dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ bị nhiễm HIV / AIDS. Trẻ em có hệ thống miễn dịch rất yếu sẽ không được tiêm vắc-xin virus sống, chẳng hạn như sởi-quai bị-rubella (MMR), thủy đậu (thủy đậu)…

Phòng ngừa trẻ bị HIV

Phòng ngừa trẻ bị HIV

HIV tuy không thể trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể phòng ngăn ngừa tuyệt đối nếu bố mẹ tuân thủ những nguyên tắc sau:

Quan hệ tình dục an toàn

Trước khi quyết đinh có em bé, cả bố và mẹ đều nên đi khám sức khỏe. Đặc biệt là xét nghiệm máu để phát hiện có nhiễm HIV hay không. Ngoài ra, hành động này còn giúp ngăn ngừa một số bệnh bẩm sinh khác.

Bao cao su không có tác dụng ngăn chặn virus lây lan. Vì vậy, nếu chưa kết hôn, hãy chắc rằng đối tượng khi quan hệ hoàn toàn khỏe mạnh. Vợ chồng chung thủy cũng là một yếu tố quan trọng giúp ngừa HIV cho trẻ.

Phụ nữ lỡ mắc HIV thì không nên sinh con. Nếu muốn sinh con thì cần có sự đồng ý của bác sĩ.

Truyền máu

Nếu trẻ cần phải truyền máu, hãy đến các trung tâm y tế uy tín để thực hiện. Tự ý truyền máu cho trẻ từ những nguồn máu chưa kiểm chứng có thể làm trẻ nhiễm bệnh. Ngoài ra, băng bó thật kỹ nếu trẻ có những vế thương hở, chảy máu. Nếu sống ở khu có người đang mắc HIV, hãy cho trẻ đi làm xét nghiệm ngay.

Lời kết

Trẻ bị HIV hay không chính là nằm ở trách nhiệm của những người cha, người mẹ. Tuy là căn bệnh thế kỷ nhưng nó hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Bố mẹ hãy tự trang bị kiến thức phòng bệnh trước khi sinh bé. Chúc cả gia đình an toàn và khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version