Site icon Medplus.vn

Trẻ bị hở van tim có là gì? Những điều phụ huynh cần biết

Trẻ bị hở van tim là gì?

Trẻ bị hở van tim đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Bệnh xảy ra khi các van tim đóng không kín, dẫn đến máu trào ngược trong thời kỳ đóng van. Vì vậy, tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp khối lượng máu bị thiếu hụt do trào ngược. Tim làm việc “quá tải” là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như phù, rối loạn nhịp tim, suy tim.

Trái với người lớn, bệnh hở van tim ở trẻ nhỏ thường do bẩm sinh. Bệnh khá nguy hiểm vì thường không có triệu chứng rõ ràng và do các bé không đủ nhận thức về tình trạng của bản thân. Ở thể nặng, các triệu chứng rõ rệt hơn, gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn đọc về bệnh hở van tim ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị hở van tim có là gì?

Nguyên nhân khiến trẻ bị hở van tim

Có 2 nguyên nhân chính gây hở van tim:

Bẩm sinh: dị tật bẩm sinh ở tim ngay từ lúc mới sinh ra.

Các bệnh lý tim mạch mắc phải:

Trẻ bị hở van tim có mấy loại?

Cấu trúc một quả tim bình thường gồm có bốn van tim: van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi. Cụ thể:

Mỗi van tim đều có chức năng khác nhau, chỉ đóng lại khi máu đã thực hiện bơm ra khỏi buồng của tim.

Bệnh hở van tim gồm có bốn loại:

Các dấu hiệu trẻ bị hở van tim

Các dấu hiệu trẻ bị hở van tim

Bệnh hở van tim ở giai đoạn đầu vẫn đang ở mức độ nhẹ, các triệu chứng thường không rõ ràng. Vì vậy rất khó phát hiện bệnh. Chỉ khi kiểm tra sức khỏe mới phát hiện bé bị hở van tim. Khi các dấu hiệu hở van tim rõ ràng thì bệnh đã tiến triển nặng, cần thăm khám sớm và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu hở van tim:

Trẻ bị hở van tim có nguy hiểm không?

Để đánh giá hở van tim có nguy hiểm không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại van hở, mức độ hở, kích thước buồng tim, các bệnh lý mắc kèm như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tiểu đường…

Quy ước trên siêu âm tính độ hở của van tim gồm có 4 mức là 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Trường hợp van tim chỉ hở từ 2/4 trở xuống thì chưa phải điều trị mà chỉ cần tái khám định kỳ và theo dõi. Trừ trường hợp hở van tim là biến chứng của bệnh lý khác như nhồi máu cơ tim, thấp tim, thiếu máu cơ tim.

Van tim bị hở từ 2/4 trở lên cần phải kiểm tra sớm để xác định nguyên nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Khi van tim bị hở 3/4 trở lên phải điều trị tích cực, theo dõi sát sao. Nếu bị hở từ 3,5/4 trở lên, người bệnh phải thực hiện phẫu thuật van tim hoặc thay van tim nhân tạo.

Các biến chứng do hở van tim nặng gây ra:

Điều trị trẻ bị hở van tim

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể.

Hở van tim ở giai đoạn nhẹ

Khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Tránh ngưng sử dụng hoặc sử dụng loại thuốc khác vì có thể ảnh hưởng đến phác đồ điều trị. Nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu khác thường, cần tái khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ sớm.

Hở van tim nặng

Trường hợp van tim bị tổn thương nặng, có nguy cơ suy tim, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị can thiệp:

Phòng ngừa trẻ bị hở van tim như thế nào?

Phòng ngừa trẻ bị hở van tim như thế nào?

Hở van tim là bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Ngoài trừ hở van tim do bẩm sinh, bố mẹ nên tập cho trẻ những thói quen sau sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh rất tốt:

Lời kết

Trẻ bị hở van tim không có tỷ lệ từ vong cao vì vậy bố mẹ không nên quá lo lắng khi con mắc bệnh dù là nguyên nhân nào. Hãy đồng hành vượt qua khó khăn và sống chung với căn bệnh này. Chúc cả gia đình luôn khoe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version