Site icon Medplus.vn

Trẻ bị kém hấp thu chữa ra sao? – Những lưu ý dành cho bố mẹ

Trẻ bị kém hấp thu là gì?

Trẻ bị kém hấp thu luôn là vấn đề đau đầu của những phụ huynh có con nhỏ. Trái với biếng ăn, nhưng trẻ này dù có ăn nhiều nhưng vẫn khó tăng cân. Phần lớn chất dinh dưỡng không thẩm thấu qua thành ruột để đi vào cơ thể mà được thải ra ngoài theo phân. Nhưng đó chưa là tất cả. Hội chứng hấp thu kém còn khiến cho trẻ chịu một loạt những triệu chứng như tiêu chảy, mệt mỏi, đau bụng,… Những triệu chứng này rất thường hay bị nhầm lẫn với tiêu chảy thông thường. Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Hãy xem qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh này nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ bị kém hấp thu

Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dinh dưỡng

Có thể nói, chế độ dinh dưỡng có vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nếu chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng hấp thu kém. Do đó, các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo, cha mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống của bé phải cân bằng đủ 4 nhóm: Chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất để giúp trẻ luôn khỏe mạnh, ăn ngon và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

Hơn nữa, cách chế biến – bảo quản đồ ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú ăn uống và khả năng hấp thu của bé. Cần đa dạng trong cách chế biến cũng như chủng loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Trẻ bị kém hấp thu do loạn khuẩn đường ruột

Bé bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là với những bé từng phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Thiếu vi chất

Cơ thể thiếu các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như selen, kẽm, magie, canxi cũng khiến bé cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa. Từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Thiếu enzyme

Enzyme đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa thức ăn. Nó giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Vì vậy, thiếu hụt enzyme sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn ở đường ruột.

Do bệnh lý

Một số bệnh lý đường ruột cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị kém hấp thu như:

Dị ứng thức ăn, rối loạn tiêu hóa

Hiện tượng này xảy ra khi trẻ ăn phải các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (thực phẩm ôi thiu, chứa hóa chất,…).

Do một số bệnh ngoài đường tiêu hóa

Dấu hiệu trẻ kém hấp thu

Quá trình kém hấp thu ở ruột còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Tùy nguyên nhân, các triệu chứng có thể khác nhau. Các biểu hiện rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng thường gặp:

Tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy kéo dài là ít nhất 3 lần mỗi ngày trong hơn 4 tuần. Đi ngoài phân lỏng hoặc lượng phân đi tiêu nhiều hơn 200g/ngày. Phân lỏng chủ yếu là tiêu lỏng mỡ, thường thành từng đợt xen kẽ với các giai đoạn bình thường. Phân nhiều nước, khối lượng nhiều, mùi tanh, màu nhợt, lổn nhổn, nổi trên mặt nước có váng, bóng, dính vào đáy bô.

Trẻ bị kém hấp thu do chứng tiêu phân mỡ

Đây là triệu chứng dư mỡ trong phân và phân có màu nhợt và mùi tanh. Phân nổi lềnh bềnh trên mặt nước và rất khó xả sạch. Sau khi xả nước vẫn còn lại một đường váng mỡ quanh bồn cầu.

Các triệu chứng khác

Trẻ bị kém hấp thu có biến chứng không

Nếu không bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cho cơ thể, trẻ có thể gặp một số biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, hội chứng có thể gây ra:

Một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin A và kẽm, rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và phát triển. Nếu cơ thể không hấp thu các vitamin và khoáng chất quan trọng, sức khỏe của trẻ có thể bị ảnh hưởng.

Chăm sóc cho trẻ bị kém hấp thu

Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn hợp lý sẽ hỗ trợ ruột trong việc hàn gắn các tổn thương cũng như làm sạch thành ruột khỏi các chất ứ đọng hoặc chất nhầy dư thừa.

Đảm bảo khẩu phần ít chất xơ, chất béo và sữa, nhiều chất lỏng, hạn chế ăn đặc.

Áp dụng chế độ ăn theo nguyên tắc sau trong thời gian ít nhất 30 ngày. Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Không ăn lượng quá nhiều trong một bữa vì có thể dẫn đến làm giảm nhu động ruột và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, hấp thu của ruột.

Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều carbohydrate dạng phức như gạo, bột yến mạch, bột, mì ống. Ăn nhiều trái cây, đặc biệt là đu đủ tươi và dứa. Ăn cá nướng hoặc hấp 3 lần/ tuần.

Uống 6-8 ly nước lọc, nước trái cây mỗi ngày. Việc đảm bảo bổ sung nhiều chất lỏng giữa các bữa ăn sẽ giúp hạn chế lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày.

Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bao gồm bơ, bơ thực vật, thức ăn chiên xào, thịt mỡ, dầu ăn, sô-cô-la…

Không tiêu thụ sản phẩm từ sữa và lúa mì, sản phẩm có chứa caffeine, sản phẩm thịt và các loại thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt loại có chứa nhiều phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên có thể ăn bổ sung sữa chua loại ít đường, tốt nhất là lên men thủ công tại nhà để tăng cường hệ vi sinh đường ruột.

Các biện pháp phối hợp phòng ngừa trẻ bị kém hấp thu

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể sạch sẽ. Bé cần được vệ sinh tay chân trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh thân thể, đánh răng hằng ngày. Với trẻ đang bú mẹ, mẹ cần vệ sinh tay chân và bầu vú sạch sẽ trước khi cho trẻ bú. Mẹ cũng nên vệ sinh đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn được sạch sẽ thoáng mát.

Nâng cao sức đề kháng bằng sữa non (colostrum) kết hợp immune alpha để ngừa tình trạng kém hấp thu do bệnh tật và nhiễm khuẩn.

Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao được cho là một biện pháp hữu hiệu vừa có tác dụng thúc đẩy tăng chiều cao, vừa thải độc và tăng tốc độ chuyển hóa, đốt cháy năng lượng rất tốt. Vì vậy, trẻ cần được tập luyện, vui chơi mỗi ngày để kích thích tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tối đa.

Lời kết

Trẻ bị kém hấp thu có thể được cải thiện đáng kể khi thay đổi thỏi quen ăn uống. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chủ động phòng bệnh để trẻ không phải chịu đựng căn bệnh khó chịu này nhé. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version